Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2007

Bùi Ngọc Đan Thanh

Mái trường thân yêu giờ đây đã chia tay với những người đã từng gắn bó với nó. Tiếng vui buồn vẫn còn tồn động qua từng ngày tháng. Và cứ thế, những kỉ niệm của bạn bè có lẽ cũng khó quên trong tâm hồn tôi. Gốc phượng già còn chờ ở đó, mái trường thân yêu còn ở đây. Tất cả, tất cả như đã giúp tôi như có thêm sức lực để giúp mình tiến bước trên co đường dài còn đầy cam go. Những ngày cuối cùng của năm học lớp năm như vẫn được nghe tiếng nhắc nhở của thầy. Mặc dù không được chỉ bảo tận tình như ngày xưa khi mới vào lớp một nhưng thay vào đó là những bài học quý từ trong tâm hồn. Tôi rất biết ơn thầy tôi, bao nhiêu mồ hôi và nước mắt của thầy đã đổ ra chỉ mong sao học trò của mình ngày càng chăm học hơn nữa. Điều đó được thể hiện qua những nếp nhăn trên khuôn mặt thầy. Mặc dù thầy biết các bạn mắc nhiều lỗi lầm nhưng tầy vẫn không đánh mà chỉ nhắc nhở, khuyên nhủ nhẹ nhàng.
Thầy ơi ! Em thật không biết nói gì hơn nữa nhưng ơn thầy em không gì bù đắp nổi, chỉ mong sao em học thật giỏi để làm người có ích cho đất nước như những gì mà thầy đã dạy dỗ cho em nên người như ngày hôm nay.

Nguyễn Huỳnh Phúc Nghi

Mỗi năm em mỗi học một thầy cô mới và tất cả đều để lại cho em nhiều ấn tượng। Năm nay em học lớp năm với thầy, thầy đã để lại nhiều kỉ niệm đẹp cho em.
Thầy em là một người khỏe mạnh, nhiệt tình và năng động. Thầy có dáng hình cân đối, bắp thịt nở nang. Nước da ngâm đen, rắn rỏi. Mái tóc quăn lốm đốm hoa râm, thường đực chải gọn gàng. Nổi bật trên gương mặt chữ điền cương nghị là đôi mắt sáng cùng đôi mày xếch đậm đầy vẻ oai phong. Vì là bộ đội phục viên nên thầy có một tác phong nhanh nhẹn và lối sống giản dị. Những tiết dạy của thầy rất lí thú và bổ ích. Mỗi khi thấy chúng em chưa hiểu bài, thầy liền ôn tồn giảng giải cặn kẽ. Nhờ nắm chắc lí thuyết nên khi làm bài tập có phần dễ hơn. Vốn là người có đầu óc tổ chức và tính hài hước, giữa những tiết học thầy thường cho chúng em vui chơi để thư giản tinh thần. Vào thứ tư hàng tuần thầy cho chúng em xuống sân vui đùa và làm bài tập để ôn lại kiến thức. Không bao giờ thấy thầy cau có, mắng mỏ chúng em nặng lời. Những điều chúng em làm sai thầy đều nhẹ nhàng khuyên bảo và dẫn chứng bằng những câu chuyện đời thường mà thầy từng trải qua để làm chúng em tỉnh ngộ.
Qua năm học này, em rất tự hào về người thầy mà lúc nào cũng vui vẻ, cởi mở, tài năng đã dạy đã dạy chúng em nhiều điều hay lẽ phải. Em quyết tâm học thật giỏi để đền đáp lại sự dạy dỗ tận tình của thầy.

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2007

TEN GOI CUA DOAN TNCS HO CHI MINH QUA CAC THOI KI

1.Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
Tháng 5/1935, Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập và sau đó giành được đa số phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 6/1936. Chính phủ phái tả lên cầm quyền ở Pháp. Căn cứ diễn biến tình hình thế giới và trong nước, tháng 7/1936, Hội nghị T.Ư Đảng đã định ra đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh cách mạng trong thời kỳ mới.Nhiệm vụ của Đảng và nhân dân ta lúc này là tập trung mũi nhọn đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đảng chủ trương lập Mặt trận Nhân dân Phản đế sau đổi thành mặt trận Thống nhất Dân chủ. Hội nghị BCH T.Ư Đảng họp tháng 7/1936 đã ra những quyết định quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động TN. Theo đó, trong thời kỳ cách mạng từ giữa năm 1936 đến mùa thu năm 1939, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương mang tên Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương phù hợp với nhiệm vụ chính trị qua các nghị quyết của Đảng như trên đã nêu. Đoàn Thanh niên Dân chủ hoạt động công khai, có cơ quan báo chí riêng, đó là các tờ “Bạn dân”, “Thế giới”, “Mới” phát hành ở cả ba miền đất nước. Đoàn đã xây dựng đội ngũ của mình gồm hàng vạn đoàn viên, đấu tranh kiên cường dưới ngọn cờ của Đảng, tiếp nối truyền thống vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương (1931 – 1935).Ngoài việc phát hành báo, tổ chức Đoàn còn lập các Hội đọc sách, Hội văn nghệ, Hội thể thao, đặc biệt là hình thành các nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Nhiều tác phẩm chính trị, văn học của C.Mác. F.Angghen, V.I.Lênin, Goocki… như: “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, “Tư bản”, “Nhà nước là gì?”, “Người mẹ”… cũng như các cuốn sách do các chiến sĩ cộng sản Việt Nam viết như: “Vấn đề dân cầy” của Qua Ninh và Vân Đình, “Mác xít phổ thông” của Hải Triều và Thơ Tố Hữu được đông đảo đoàn viên, thanh niên hân hoan đón đọc.Được sự quan tâm của các Xứ ủy Đảng, phong trào TN và tổ chức Đoàn được củng cố, phát triển sâu rộng, có hệ thống từ cơ sở lên đến tỉnh, thành và xứ.Tuy nhiên, đến tháng 9/1939, đại chiến thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Thực dân Pháp thẳng tay thi hành chính sách đàn áp, khủng bố phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và TN ta. Tổ chức Đoàn phải trở lại hoạt động bí mật.
2. Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương
Tháng 11/1939, T.Ư Đảng họp Hội nghị lần thứ 6 tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định). NQ Hội nghị nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của CMGP dân tộc, là nhiệm vụ hàng đầu của CM Đông Dương. Hội nghị chủ trương lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các giai cấp và dân tộc ở Đông Dương để đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai của chúng.Theo chủ trương của Đảng, Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương mang tên mới là Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương tiếp nối sự nghiệp vẻ vang của các tổ chức TNCS và TNDC trước đây. Đoàn đã xây dựng được cơ sở ở nông thôn, trong nhà máy và các trường học. Trong tình hình mới, tổ chức Đoàn hoạt động bí mật và được tổ chức chặt chẽ. Những ĐVTN Dân chủ được thử thách, lựa chọn và chuyển thành ĐVTN Phản đế, các hội viên TN trong các tổ chức TN phổ thông được giao những công tác thích hợp để thử thách bồi dưỡng.Tháng 9/1940, Phát xít Nhật xâm lược Đông Dương. Từ đây nhân dân Việt Nam một cổ hai tròng, bị hai kẻ thù là phát xít Nhật và thực dân Pháp cùng thống trị. Nhưng nhân dân Việt Nam và thế hệ thanh niên nước ta thời kỳ này không chịu khuất phục: Tháng 9/1940, khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra; tháng 11/1940, khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ với sự xuất hiện lần đầu tiên lá Cờ đỏ Sao Vàng; tháng 1/1941, nổ ra cuộc binh biến ở đồn Chợ Rạng và đồn Đô Lương.Các tổ chức Đoàn TN Dân chủ sau đó là Đoàn Thanh niên Phản đế đã vận động thanh niên đi đầu trong các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa vũ trang từng phần, báo hiệu một thời kỳ mới: chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
3. Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
Tháng 11/1940, Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 7 họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh) trong đó có phần nói về: “Vấn đề tổ chức các đoàn thể quần chúng”. Nghị quyết hội nghị ghi: “Vì chính sách của Đảng ta hiện tại là chính sách cứu quốc cho nên mục đích các hội quần chúng cũng xoay về việc cứu quốc là cốt yếu…… Việt Nam thanh niên Cứu quốc từ nay là đoàn thể của tất thảy thanh niên từ 18 đến 22 tuổi muốn tranh đấu đánh Pháp, đuổi Nhật”.Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc bí mật về nước để cùng Ban chấp hành TW Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Đây là sự kiện hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta…Tháng 5/1941, Hội nghị lần thứ 8 của TƯ Đảng họp tại Pắc Bó (Cao Bằng) do Nguyễn ái Quốc, đại diện của Quốc tế cộng sản triệu tập và chủ trì. Hội nghị đã nêu một quyết tâm sắt đá: “Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp trâu ngựa, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.Để tập hợp động viên các tầng lớp nhân dân đứng lên đánh đuổi phát xít Pháp - Nhật, Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Gọi tắt là Việt Minh) và các Hội cứu quốc, trong đó có: Đoàn Thanh niên Cứu quốc - Việt Nam - một tổ chức của những thanh niên yêu nước tiếp nối sự nghiệp của các tổ chức thanh niên do Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc sáng lập và lãnh đạo trước đó.Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 8 có ý nghĩa lịch sử to lớn. Hội nghị đã hoàn thành việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong thời kỳ mới. Hội nghị đã nêu rõ vai trò, trách nhiệm của Đoàn TN Cứu quốc trong cao trào đấu tranh của giải phóng dân tộc. Trong suốt chặng đường dài từ 1941 – 1956, Đoàn TNCQ Việt Nam đã đóng góp to lớn, kể cả hy sinh xương máu, cùng dân tộc vùng dậy trong Cách mạng Tháng Tám, lập nên Nhà nước Dân chủ, cộng hòa - Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á. Tháng 2/1950, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam được triệu tập tại căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. Đây là Đại hội đại biểu toàn quốc đầu tiên của Đoàn, gồm trên 400 đại biểu của ba miền đất nước. Sau đó, Đoàn đã vận động đoàn viên, TN đi tiếp chặng đường hơn 9 năm kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh góp phần xứng đáng làm nên một Điện Biên chấn động địa cầu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc (7/1954), bắt tay xây dựng hậu phương lớn XHCN ở miền Bắc, chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam.
4 - Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
Tháng 7/1954, hòa bình đợc lập lại trên miền Bắc, căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ mới, Bộ Chính trị T.Ư Đảng trong phiên họp tháng 9/1954 đã chủ trơng đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam và xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam thành một tổ chức thực sự có tác dụng là lực lợng dự trữ và cánh tay của Đảng.Quyết nghị có đoạn viết: “Đảng ta là Đảng Lao động Việt Nam. Việc Đoàn TNCQ Việt Nam đổi tên thành Đoàn TNLĐ Việt Nam sẽ làm cho thanh niên thêm phấn khởi, thêm gắn bó với Đảng và do đó càng quyết tâm phấn đấu đến cùng dới ngọn cờ của Đảng”.Trong “Quyết nghị về đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam và kế hoạch xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam” (Ban Bí th T.Ư - ngày 19/10/1955) đã nêu rõ tính chất, nhiệm vụ, vấn đề tổ chức và kế hoạch xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam.Về tính chất của Đoàn TNLĐ Việt Nam, Quyết nghị nêu: “Đoàn TNLĐ Việt Nam là một tổ chức quần chúng tiên tiến của TN Việt Nam, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Đoàn TNLĐ Việt Nam là trờng học của chủ nghĩa Mác-Lênin của thanh niên, là nơi bồi dỡng lực lợng dự trữ của Đảng, là cánh tay thực hiện mọi chính sách của Đảng”. Quyết nghị của Đảng đã vạch rõ nhiệm vụ của Đoàn trong thời kỳ mới và đề ra kế hoạch xây dựng Đoàn là:1. Đảm bảo tính chất tiên tiến của Đoàn… Không kết nạp ồ ạt và tập thể. Nơi nào cha có đủ điều kiện đổi tên Đoàn thì cha đổi.2. Làm cho ĐVTN có một nhận thức đúng đắn về Đoàn TNLĐ Việt Nam. Việc kết nạp đoàn viên hoặc đổi tên Đoàn phải trên cơ sở tự nguyện, tự giác của TN.3. Kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện những nhiệm vụ công tác chính trớc mắt do Đảng đề ra… Việc xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam cần làm một cách có lãnh đạo và có kế hoạch cụ thể cho từng vùng…”.Quyết nghị nêu kết luận: “Việc đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam là một việc rất quan trọng có ảnh hởng đến việc xây dựng một phong trào thanh niên lớn mạnh trong toàn quốc, đến việc phát triển cơ sở Đảng trong quần chúng lao động và việc hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng hiện nay. Các cấp ủy Đảng cần nắm vững đờng lối vận động thanh niên của Đảng, trực tiếp lãnh đạo thực hiện nghị quyết này”.
5 - Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh
Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, người sáng lập rèn luyện Đoàn ta qua đời. Toàn thể cán bộ, ĐVTN và đội viên thiếu niên, nhi đồng nước ta vĩnh biệt Người với nỗi xót thương vô hạn. Bác Hồ và Đảng đã coi sự trưởng thành của lớp thanh niên nước ta là một trong những thành quả vĩ đại của cách mạng, có quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay và mai sau. Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác, đáp ứng nguyện vọng của thế hệ trẻ và theo đề nghị của Đoàn TNLĐ Việt Nam, nhân dịp kỉ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/1970), BCH T.Ư Đảng đã ra Nghị quyết cho Đoàn Thanh niên và đội thiếu niên, Đội Nhi đồng được mang tên Bác.Nghị quyết nêu rõ: “… Thể theo nguyện vọng của thế hệ trẻ nước ta và đề nghị của Đoàn TNLĐ Việt Nam”. BCH T.Ư Đảng Lao động Việt Nam Quyết định:- Đoàn TNLĐ Việt Nam nay là Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh- Đội TNTP Việt Nam nay là Đội TNTP Hồ Chí Minh- Đội Nhi đồng Việt Nam nay là Đội Nhi đồng Hồ Chí MinhTổ chức Đoàn và tổ chức đội được mang tên Bác là vinh dự lớn lao, đồng thời là trách nhiệm nặng nề trước Tổ quốc và nhân dân. Đoàn ta được mang tên Bác Hồ càng làm rõ mục đích và tính chất của Đoàn là đội tiên phong chiến đấu của TN, đi đầu phấn đấu cho lý tưởng cách mạng cao cả của Đảng và Bác Hồ là độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
6. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Tháng 4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam.Ngày 26/3/1976, Lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đoàn đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Tại Lễ kỷ niệm này, tổ chức Đoàn trong cả nước đã thống nhất mang tên chung là Đoàn Thanh Niên Lao động Hồ Chí Minh.Đại hội lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định đổi tên đảng Lao động Việt Nam (2-1951) thành Đảng Cộng Sản Việt Nam và thể theo nguyện vọng của cán bộ, ĐVTN cả nước, Đại hội Đảng lần thứ IV đã quyết định đổi tên Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh (1970) thành: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.Đại hội Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn mới là: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải được xây dựng và củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là trường học CSCN của lớp người trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng”.Được mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là vinh dự và tự hào lớn của toàn thể cán bộ đoàn viên nước ta.Gần 30 năm trôi qua, kể từ ngày được mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổ chức Đoàn và tuổi trẻ cả nước luôn cống hiến hết mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đổi mới đất nước, đặc biệt là trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH dưới sự lãnh đạo của Đảng vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

KI NANG SANG TAC CU DIEU BAI HAT SINH HOAT

KỸ NĂNG SÁNG TÁC CỬ ĐIỆU MỘT BÀI HÁT SINH HOẠT
I. Phân loại và nhận định:
+ Loại bài hát suông: Trong một số nghi thức như câu chuyện dưới cờ, câu chuyện tàn lửa ở đất trại, Linh hoạt viên yêu cầu mọi người đứng nghiêm trang, hướng dẫn vài lời đưa vào chủ đề, mời hát chậm rãi, vừa đủ nghe, không vỗ tay, không làm động tác hay cử điệu.
Ví dụ: Anh em chúng ta chung một đường lên…
+ Bài hát có vỗ tay: Trong sinh hoạt, để gây bầu không khí vui tươi nhộn nhịp, Linh hoạt viên có thể đề nghị vỗ tay theo nhịp hoặc theo tiết tấu của bài hát, vỗ tay toàn bài hay chỉ vỗ câu cuối, hoặc chỉ vỗ một số từ nào đó trong câu thay vì phải hát thành lời.
Ví dụ: Tang tang tang tình tang tính…
Vỗ tay, vỗ tay, cùng nhau hát mà vui cười…
+ Bài hát có động tác: Trong sinh hoạt, Linh hoạt viên có thể sử dụng các động tác đơn giản, dứt khoát kèm theo từng câu của bài hát sinh hoạt, thường là 4 động tác (nếu là nhịp 2/4 hoặc 4/4) hoặc 3 động tác (nếu là nhịp 3/4) cứ lặp đi lặp lại, ăn với các phách mạnh và nhẹ của câu nhạc. Loại bài hát này có tác dụng gây bầu không khí sôi nổi, giúp thư giãn, tỉnh ngủ khi đã ngồi lâu.
Ví dụ: Lu lu lá lù, lù lá lu là lu la lế…
Ta hát to hát nhỏ nhò nhỏ…
+ Bài hát có vũ điệu: Loại bài dùng làm các tiết mục trình diễn của một nhóm, một đội, hay một toán bạn trẻ trên các sân khấu bỏ túi, văn nghệ quần chúng, hoặc trong các dịp đốt lửa trại. Vì mang nhiều tính nghệ thuật nên cần phải được tập luyện nhuần nhuyễn, đạt mức độ tương đối khá về nghệ thuật.
Ví dụ: Anh em ta về cùng nhau ta quây quần…
Tình bằng có cái trống cơm…
+ Bài hát có cử điệu: Loại bài hát sinh hoạt đặc biệt này cho tới nay vẫn còn ít sử dụng. Thật ra, dạng này rất dễ sáng tác, dễ lồng các cử điệu vào, lại dễ tập cho cả tập thể đứng vòng tròn hoặc ngồi hoặc đứng ngay trong lớp học. Mọi lứa tuổi đều có thể tham gia một cách hứng thú, sinh động, gây ấn tượng sâu xa nhờ ý nghĩa của lời hát được minh họa bằng các cử điệu đơn sơ gần với đời sống thường nhật.
Ví dụ: Chiều nay em đi câu cá…
II. Định nghĩa bài hát có cử điệu:
+ Cử chỉ:
Cách làm, cách minh họa, cách biểu diễn một sự vật, một sự việc hay một ý tưởng trừu tượng bằng bàn tay.
+ Dáng điệu:
Vẻ bề ngoài của khuôn mặt, của toàn thân mình ăn khớp với nhịp độ của công việc, của âm nhạc.
. Vậy, Bài hát có cử Điệu chính là một dạng bài hát ngắn có kèm theo các cử chỉ và dáng điệu đơn giản rõ nét, để diễn tả tối đa nội dung của từng câu, từng ý trong bài hát.
III. Giá trị của cử điệu:
Các cử điệu mang tính cách tế nhị, kín đáo, lại vừa phong phú về mặt biểu hiện cảm xúc của người Đông Phương (Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam…) thì các cử điệu, dẫu không dùng đến lời nói, vẫn có thể diễn đạt nhiều ý tứ sâu sắc.
Thậm chí, các cử điệu còn được ứng dụng một cách tự nhiên trong việc giáo dục nhân bản không chỉ đối với trẻ em mà cho cả người lớn trong các mối tương quan với chính mình, với tha nhân, với thiên nhiên.
Cử điệu diễn tả lòng tri ân, sự kính trọng, quan niệm sống bác ái, vui tươi lạc quan… Cử điệu giúp bày tỏ những tính cách và ước nguyện kín ẩn của nội tâm như vâng phục, khiêm tốn, hồn nhiên trong sáng…
IV. Chuẩn bị cho một bài hát có cử điệu:
Để đạt được thành công, Linh hoạt viên cần ý thức về bầu không khí, về khung cảnh, về đối tượng tham gia, về mục tiêu nhắm tới để chuẩn bị cho xứng hợp. Cần chú ý các yếu tố sau đây:
+ Về bài hát sinh hoạt:
Nên sáng tác hoặc chọn các bài hát ngắn, chân phương, 4 hoặc 8 câu, có âm vận, có ý tứ đơn giản, dễ thương, trải ra trong 16 trường canh, theo nhịp 2/4 tươi tắn khỏe mạnh hoặc nhịp ¾ duyên dáng nhẹ nhàng.
+ Về cử điệu kèm theo:
Mổi câu hát chỉ nên minh họa bằng 1 hoặc 2 cử điệu đơn giản, nhịp ăn khớp tiết tấu nhạc, thường sử dụng các ngón tay, bàn tay, cánh tay, phối hợp với động tác của chân và sự di chuyển thân mình, đồng thời hài hòa với ánh mắt và nét mặt.
+ Về tập thể tham dự:
Nên chọn hình thức vòng tròn cho sinh hoạt ngoài trời, nửa vòng tròn nếu nhắm đến một nghi thức, đôi khi phải ứng biến ngay trong lớp học.
+ Về Linh hoạt viên:
Nên hát mẫu kèm theo cử điệu mẫu một cách chậm rãi rõ ràng, tập cho tập thể, sau đó làm nháp và chính thức. Có thể cho điểm số 1 – 2 nếu cần có các cặp làm cử điệu đối xứng. Có thể giới thiệu ý nghĩa bài hát trước hoặc sau khi đã cùng làm.
V. Diễn xuất các cử điệu:
Linh hoạt viên đòi hỏi có nhiều sáng kiến, biến báo và có tâm hồn sâu sắc, giàu cảm xúc, nên có thể dễ dàng chọn, sáng tác và thể hiện các cử điệu cho đúng ý nghĩa, cân đối, duyên dáng, đạt mức nghệ thuật tối thiểu: Dưới đây là một số nguyên tắc cần lưu ý về các cử điệu.
+ Thống nhất đầu – cuối:
Nhanh hay chậm, dí dỏm hay trang trọng, sôi nổi hay dịu dàng, sao cho thích hợp với nội dung và tính cách của bài hát, tuy vậy đôi khi vẫn có thể thay đổi nhịp độ và tiết điệu để gây ấn tượng, đồng thời kết hợp các tiếng hò, tiếng hô, tiếng gọi, băng reo để tạo bầu khí sôi động.
+ Thứ tự trái – phải:
Tay trái thường làm trước tay phải, chân trái cũng bước trước chân phải, do vậy thân mình cũng quay sang trái trước rồi quay sang phải sau.
+ Đối xứng trước – sau:
Cử điệu thường sẽ được đưa lên rồi đưa xuống, đưa sang trái rồi đưa sang phải, vươn tới trước rồi lại thu về phía mình, mở rộng ra ngoài rồi lại khép vào trong.
Với 3 yếu tố căn bản nêu trên, các cử điệu cần phải liền lạc, không đứt quãng đột ngột, tất cả làm thành một chu kỳ biến diễn hài hòa, đẹp mắt mà lại có ý nghĩa.
VI. Hiệu quả của bài hát có cử điệu:
Bài hát có cử điệu thường được các Linh hoạt viên vận dụng nhằm các mục đích như sau:
+ Xáo trộn vị trí:
Một số bài hát có cử điệu sẽ khéo kéo xáo trộn chỗ của mỗi người trong vòng tròn một cách tự nhiên, không gượng ép, tránh được việc cụm lại thành các nhóm nam – nữ riêng rẽ.
+ Gây dựng bầu không khí:
Bài hát có cử điệu luôn tạo được sự vui tươi linh hoạt, làm nên tâm tình hiệp nhất trong tập thể, xóa nhòa mọi cách biệt tuổi tác, giới tính, trình độ và tâm lý bỡ ngỡ hoặc khép kín trong các dịp họp mặt, lửa trại, sinh hoạt vòng tròn ngoài trời…
+ Góp phần giáo dục:
Bài hát có cử điệu chuyển tải được nội dung giáo dục hướng thượng và vị tha một cách nhẹ nhàng mà lại thấm thía, tránh được kiểu nói nặng về huấn đức khô khan.

MOT SO SU KIEN LICH SU DOI TNTP HO CHI MINH

Ngày 6 tháng 3 năm 1926:
Trong “Báo cáo gửi Quốc tế cộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc (tức Bác Hồ kính yêu sau này) đã thông báo ở mục 3 là Bác đã: “Tổ chức một tổ thiếu nhi (7) lựa chọn trong con em nông dân và công nhân…”
Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931:
Đã xuất hiện Đội Đồng tử quân tham gia đấu tranh lập chính quyền Xô Viết ở Nghệ Tĩnh.
Ngày 15-5-1941:
Tại Nà Mạ (Xuân Hòa – Hà Quảng – Cao Bằng) Tổ chức thiếu niên đầu tiên của đội được thành lập gồm 5 đội viên, do Kim Đồng là tổ trưởng.
Sau ngày 19-8-1945:
Tại thủ đô Hà Nội, hàng loạt Đội thiếu niên, nhi đồng cứu quốc ra đời. Nổi tiếng là các Đội: Hoàng Văn Thụ, Mai Hắc Đế.
Ngày 19-5-1956:
Diễu hành lớn của thiếu nhi toàn thành Hà Nội đến Phủ chủ tịch mừng ngày sinh lần thứ 56 của Bác Hồ được tổ chức lần đầu tiên ở nước ta.
Tháng 2-1948:
Bác Hồ gửi thư hướng dẫn thiếu nhi nước ta làm công tác Trần Quốc Toản. Từ đấy, công tác Trần Quốc Toản ra đời và trở thành một phong trào rộng lớn, lâu dài.
Tháng 3-1951:
Đội thiếu nhi cứu quốc đổi tên thành Đội thiếu nhi Tháng Tám.
Trung thu năm 1954:
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Bác Hồ viết thư khen ngợi thiếu niên nhi đồng cả nước.
Ngày 4-11-1956:
Sau Đại hội Đoàn lần thứ II, Đội đổi tên là Đội thiếu niên tiền phong.
Năm 1958:
Mở đầu phong trào “Kế hoạch nhỏ” và “Hợp tác xã măng non”.
Ngày 15-5-1959:
Đội TNTP nhận là cờ của BCH Trung ương Đảng thêu hàng chữ: “Vì sự nghiệp xã hội chủ nghĩa và thống nhất Tổ quốc – Sẵn sàng!”
Ngày 19-3-1961:
Các em ở lứa tuổi nhi đồng được tổ chức riêng vào Đội Nhi đồng tháng 8.
Ngày 15-5-1961:
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Đội TNTP, Bác Hồ gửi thư dặn các cháu 5 điều:
Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
Học tập tốt, lao động tốt.
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Ngày 24-3-1963:
Mở đầu phong trào “Nghìn việc tốt” thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. Sáng kiến này được phát động từ xã tam Sơn, Tiên Sơn, Hà Bắc từ năm 1961.
Ngày 15-5-1966:
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 25 ngày thành lập Đội, thay mặt Trung ương Đảng và Bác Hồ, Bác Tôn Đức Thắng đã trao tặng Đội là cờ theu dòng chữ;
“Vâng lời Bác dạy
Làm nghìn việc tốt
Chống Mỹ cứu nước
Thiếu niên sẵn sàng!”
Tháng 5-1969:
Bác Hồ gửi thư khen hợp tác xã măng non Phú Mãn (Hà Bắc) về thành tích chăm sóc trâu, bò béo, khỏe.
Ngày 1-6-1969:
Bác Hồ gặp mặt các cháu thiếu nhi tại Phủ Chủ tịch. Đây là lần gặp các cháu cuối cùng trước ngày Bác đi xa.
Ngày 30-1-1970:
Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết nghị cho Đoàn TNCS, Đội TNTP và Đội nhi đồng được mang tên Bác Hồ vĩ đại.
Tháng 6-1976:
Đội mang khẩu hiệu mới: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại – Sẵn sàng!”
Tháng 12-1976:
Theo sáng kiến của thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh, thiếu nhi cả nước phát động phong trào “Thu lượm 4 triệu ki-lô-gam giấy loại và lao động tiết kiệm lấy tiền đóng đoàn tàu mang tên Đội”.
Tháng 7-1977:
Đoàn đại biểu toàn quốc của Đội đi dự “Đại hội liên hoan thiếu nhi thế giới lần thứ nhất” tại Mát-xcơ-va (Liên Xô).
Ngày 28-7-1978:
Họp mặt toàn quốc lần thứ I các chiến sĩ làm công tác Trần Quốc Toản tại Hà Nội.
Ngày 31-12-1978:
Hoàn thành đoàn xe lửa mang tên Đội.
Ngày 14-11-1979:
Quốc hội Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra pháp lệnh về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Ngày 20-11-1980:
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV khai mạc, ra quyết định thành lập “Hội đồng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh và Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh” (gọi tắt là: Hội đồng Đội).
Từ ngày 21 đến ngày 23-8-1981:
Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ nhất đã tiến hành tại Thủ đô Hà Nội.
Năm học 1983-1984:
Phát động cuộc hành quân theo bước những người anh hùng.
Từ ngày 2 đến ngày 11-7-1984:
Họp mặt “các chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc tại Thủ đô Hà Nội.
Từ ngày 21 đến ngày 29-6-1985:
Họp mặt “Cháu ngoan Bác Hồ - chiến sĩ nhỏ Giải phóng quân” năm 1985 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phát động đợt hành quân “Theo chân Bác” 1985 – 1986 với từng đợt cho từng năm và kết thúc vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Hồ (19 tháng 5 năm 1990).
Từ ngày 1-7 đến 9-7-1986:
Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ 2 được tổ chức ở Hà Nội và Hải Phòng với 270 đại biểu cháu ngoan Bác Hồ.
Từ ngày 30-6 đến ngày 4-7-1990:
Nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Bác Hồ, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ lần thứ 3 được tổ chức ở Hà Nội và Nghệ An với 189 đại biểu cháu ngoan Bác Hồ.
Từ ngày 27-6 đến 1-7-1992:
Cuộc họp mặt “Thiếu nhi nghèo vượt khó” được tổ chức ở Hà Nội và Thanh Hóa với 175 đại biểu thiếu nhi. Từ cuộc họp mặt này Quỹ thiếu nhi nghèo vượt khó ra đời nhằm giúp các bạn nghèo vượt khó học giỏi, công tác Đội tốt.
Từ ngày 2-7 đến 7-7-1993:
Cuộc họp mặt thiếu nhi các dân tộc được tổ chức ở Hà Nội và Hải Phòng với 170 em đại diện cho 44 dân tộc về dự.

LICH SU - DIA LI VINH LONG

Lịch sử
Vĩnh Long ngày nay là một phần của Long Hồ dinh, được hình thành từ năm 1732, bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một phần của Cần Thơ.
Theo sử sách: Năm 1732,
Chúa Nguyễn thứ bảy là Ninh vương Nguyễn Phúc Trú (1696-1738) đã lập ở phía nam dinh Phiên Trấn đơn vị hành chính mới là dinh Long Hồ, châu Định Viễn, tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Lỵ sở của dinh Long Hồ lúc mới thành lập đóng ở thôn An Bình Đông, huyện Kiến Đăng, được gọi là đình Cái Bè. Đến năm Đinh Sửu (1757) thì chuyển đến xứ Tầm Bào (thuộc địa phận thôn Long Hồ, nay là thị xã Vĩnh Long). Thành Long Hồ được xây dựng tại xứ Tầm Bào là thủ phủ của một vùng rộng lớn.
Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này. Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình,
cải lương...
Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành xưa Long Hồ được xây dựng năm 1813, miếu Công thần, đình Tân Giai, đình Tân Hoà. Đặc biệt là Văn Xương các ở thị xã Vĩnh Long (dân địa phương còn gọi phổ biến với một tên khác là Đền Văn Thánh hay Văn Thánh Miếu) do đốc học Nguyễn Thông (người gốc Phan Thiết), hai con người trai của nhà văn, nhà thơ Nguyễn Thông là Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh đã sáng lập nên
trường Dục Thanh trong khuôn viên đất nhà của ông ở Phan Thiết. (Trường Dục Thanh là nơi Cố Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã từng dạy học ở Phan Thiết.) Đây được coi là tao đàn văn học của sĩ phu Nam bộ trong thời kỳ thực dân Pháp xâm chiếm Nam kỳ lục tỉnh.
Nhờ đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc, việc buôn bán thông thương phát đạt, địa thế trung tâm…, dinh Long Hồ trở thành một trung tâm quan trọng thời bấy giờ. Để bảo đảm an ninh quốc gia, chúa Nguyễn đã thiết lập ở đây nhiều đồn binh như Vũng Liêm, Trà Ôn... Đến giữa thế kỷ 18, dinh Long Hồ là thủ phủ của vùng đất phía nam và là đại bản doanh của quân đội nhà Nguyễn có nhiệm vụ phòng thủ, ổn định và bảo vệ đất nước. Sử cũ còn ghi: Vào năm Canh Dần 1770, tại vùng đất này, lưu thủ dinh Long Hồ đã chặn đánh tan tác quân Xiêm La do Chiêu Khoa Liên cầm quân, tiêu diệt 300 tên địch, làm tan vỡ âm mưu xâm chiếm nước Việt của chúng. Nơi đây cũng từng diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh. Năm 1784, tại sông Mang Thít (Vĩnh Long) nghĩa quân Tây Sơn do
Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh bại liên quân Xiêm La do Nguyễn Ánh cầu viện.
Năm 1976, Vĩnh Long đã sáp nhập với Trà Vinh thành tỉnh
Cửu Long, đến năm 1991 lại tách ra thành hai tỉnh riêng như cũ.
Vĩnh Long ngày nay là tỉnh bản lề nối liền miền Tây với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Ðông Nam Bộ, nằm trọn trong lưu vực hai con sông lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long là Sông Tiền và Sông Hậu với hệ thống sông rạch phong phú. Quốc lộ 1A về miền Tây qua Vĩnh Long đã nâng cấp xong, cầu Mỹ Thuận đã đưa vào sử dụng và sắp tới cầu Cần Thơ sẽ được khởi công xây dựng. Vì thế, giao thông thủy bộ của Vĩnh Long rất thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, trao đổi nguyên liệu và hàng hóa với cả nước.
Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, với dân số trên 1 triệu người, gồm các dân tộc kinh, Khmer và Hoa cùng làm ăn, sinh sống trên một diện tích 147.500 ha. Vĩnh Long ngày nay là một phần của Long Hồ dinh, được hình thành từ năm 1732, bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một phần của Cần Thơ.
Long Hồ Dinh xưa nay là vùng đất quan trọng của những bậc tiền nhân đi khai phá, mở mang đất Phương Nam là “địa linh nhân kiệt” đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước, trong đó có cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, cựu Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, viện sĩ giáo sư Phạm Quang Lễ (Trần Ðại Nghĩa)…
Vĩnh Long ngày nay là tỉnh bản lề nối liền miền Tây với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Ðông Nam Bộ, nằm trọn trong lưu vực hai con sông lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long là Sông Tiền và Sông Hậu với hệ thống sông rạch phong phú. Quốc lộ 1A về miền Tây qua Vĩnh Long đã nâng cấp xong, cầu Mỹ Thuận đã đưa vào sử dụng và sắp tới cầu Cần Thơ sẽ được khởi công xây dựng. Vì thế, giao thông thủy bộ của Vĩnh Long rất thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, trao đổi nguyên liệu và hàng hóa với cả nước. Tiếp giáp với các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, Ðồng Tháp, Bến Tre và Trà Vinh, nên Vĩnh Long trở thành trung tâm của vùng nông sản và thủy sản dồi dào nhất khu vực miền Tây Nam Bộ. Hầu hết diện tích của tỉnh có nước ngọt quanh năm và hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa của Sông Tiền và Sông Hậu, đất đai rất màu mỡ, khí hậu ôn hòa, thích hợp cho các cây trồng đặc sản như: bưởi Năm Roi, cam, quýt, nhãn, xoài, chôm chôm…, cùng những loại thuỷ sản nước ngọt như: tôm càng xanh, cá ba sa, cá tra…
Tĩnh Long còn được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như : gạch ngói, gốm sứ, chầm nón, thêu đan, dệt chiếu … mà sản phẩm đã có mặt nhiều nơi trên thế giới, kể cả những thị trường khó tính. Nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí và tay nghề cao, tiếp thu nhanh những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến, người dân có truyền thống đoàn kết, cần cù và sáng tạo. Xuất phát từ vị trí địa lý và những lợi thế của mình, xưa nay, Vĩnh Long là một trong những trung tâm đào tạo nhân lực ở đồng bằng sông Cửu Long – có hệ thống trường phổ thông chất lượng và có mạng lưới trường đào tạo chuyên nghiệp từ trung cấp đến đại học.
Địa lý
Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, giáp các tỉnh
Tiền Giang, Đồng Tháp về phía bắc, Bến Tre về phía đông, Trà Vinh về phía đông nam, Hậu Giang, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ về phía tây và nam.
Sông, rạch chằng chịt, cù lao nhiều, phù sa màu mỡ, rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Vĩnh Long cách TP. Hồ Chí Minh 145Km theo đường quốc lộ 1, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp Tỉnh Cần Thơ và Ðồng Tháp, phía Ðông giáp tỉnh Trà Vinh , diện tích 1.478Km2 . Vĩnh Long nằm giữa 2 nhánh của sông Cửu Long là Sông Tiền và Sông Hậu, trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A đi ngang qua. Ðây là cầu nối quan trọng giữa hai trung tâm kinh tế TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ. ĐỊA HÌNH Ðịa hình tương đối bằng phẳng, cao ở hai bên giáp sông và thấp dần và phía trung tâm, độ cao trung bình từ 0,75 – 1m so với mặt biển. KHÍ HẬU Do nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nhiệt đới gió mùa nên có khí hậu hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa hàng năm từ 1300 – 1500mm kéo dài từ tháng 04 đến tháng 11 dương lịch, tập trung nhiều nhất từ tháng 08 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 270C, độ ẩm không khí 81 – 82%, tốc độ gió 2,6m/giây. Là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long nhưng ít chịu ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt. Do vậy sản xuất và đời sống có phần thuận lợi hơn các tỉnh trong khu vực .TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ NƯỚC Vĩnh Long cách biển Ðông gần 200Km, nên hầu như không có nước mặn. Toàn tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông thông qua hai sông chính là Sông Tiền, Sông Hậu và được nối liền bởi Sông Mang Thít. Hàng năm một lượng lớn phù sa của Sông Tiền và Sông Hậu bồi đắp nên đất đai màu mỡ thích hợp cho các loại cây trồng. Nhóm đất phù sa chiếm 30,29% diện tích đất tự nhiên, tập trung nhiều ở huyện Trà Ôn, Vũng Liêm, Bình Minh và một phần của hai huyện Long Hồ và Tam Bình. Ðây là vùng đất thuận lợi cho việc trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích đất sử dụng vào các ngành kinh tế khác nhau của tỉnh là 147.204,84ha. Trong đó diện tích đất dùng vào sản xuất nông nghiệp 119.135ha. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Chủ yếu là cát sông với trữ lượng khoảng 143 triệu m3 phân bố nhiều ở khu vực sông Cổ Chiên và đất sét trữ lượng khoảng 92 triệu m3 , nằm ở vùng ven thị xã Vĩnh Long và huyện Long Hồ, Mang Thít Ðây là loại đất thích hợp làm nguyên liệu sản xuất đồ gốm, gạch ngói. Từ đất sét Vĩnh Long đã có những sản phẩm gốm mỹ nghệ xuất khẩu sang các nước Châu Âu và thế giới.
Điều kiện xã hội
D ân số Vĩnh Long là một cộng đồng dân tộc gồm người Việt, người Khme và người Hoa… Các dân tộc đã có truyền thống đoàn kết gắn bó với nhau trong quá trình lịch sử khai phá, chống thiên tai, ác thú và ngoại xâm, xây dựng cải tạo mảnh đất Vĩnh Long thành trù phú. Cư dân sống xen kẽ trong các làng xã, xóm ấp, phum sóc, việc cưới vợ, gả chồng giữa ba dân tộc là một tập quán bình thường. D ân cư Vĩnh Long cũng như dân cư ở những địa phương khác của Nam bộ có nguồn gốc từ những người nông dân Việt, Khme, Hoa không chịu nổi ách bóc lột của chế độ phong kiến ở thế kỷ 17, 18 đã theo dòng sông Cửu Long và biển Ðông đến vùng đất này sinh cơ lập nghiệp. Vai trò của họ đối với việc khai hoang lập ấp rất lớn. Ðó là những trang sử chói ngời về sự lao động cần cù, dũng cảm đọ sức với ác thú, thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt.
N gày nay nếp sống sinh hoạt và tập tục vẫn giữ được các nét sinh hoạt của ngày xưa, thời đi mở đất. Ðó là các tập tục của nhiều dân tộc, nhiều miền quê khác nhau hòa quyện với phong thổ nơi đây. Mỗi người ở các miền quê khác nhau khi đến đây chắc sẽ ngạc nhiên vì tìm thấy không nhiều thì ít các nét sinh hoạt, nếp sống của quê hương mình.
S inh hoạt văn hoá trên địa bàn tỉnh khá phong phú và đa dạng. Bên cạnh các lễ hội dân gian còn có các lễ hội của các đình chùa. Các di tích lịch sử, công trình văn hoá được duy trì và bảo quản tốt. Ðến nay trên địa bàn tỉnh đã có 9 di tích lịch sử và văn hoá được Bộ Văn hoá công nhận và xếp hạng. Mạng lưới phát thanh và truyền hình phủ sóng trên toàn tỉnh và đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí của nhân dân.Kinh tế
Vĩnh Long là tỉnh trồng lúa và cây ăn quả, theo mô hình chung trong khu vực.
Toàn tỉnh có 119.000 hectare đất nông nghiệp, sản lượng lương thực hàng năm ổn định khoảng 950.000 tấn. Khoảng 90% hộ gia đình trong tỉnh làm nghề nông.
GDP/người: 300 USD (tương đương: 4.262.000 đồng) (năm 2000)
Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng cách thị xã Vĩnh Long khoảng 4 km, khu tưởng niệm này khá khang trang, tọa lạc bên đường quốc lộ 53. Khu tưởng niệm rộng 3,2 ha gồm: nhà lễ tân, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày. Ngoài ra, còn có ba hạng mục ngoài trời được phục chế theo tỷ lệ 1/1, gồm: phòng biệt giam ông tại Côn Đảo, ngôi nhà làm việc của ông tại căn cứ Trung ương cục miền Nam (Tây Ninh) và căn phòng làm việc của ông tại số 72 Phan Đình Phùng, Hà Nội. Hàng ngày, khu tưởng niệm đón khá nhiều khách đến viếng. Trong khu tưởng niệm có đặt bức tượng bán thân của ông trong điện thờ. Hai bên là hai bức phù điêu ghi lại lời phát biểu của ông.
T rên địa bàn tỉnh ngày càng có thêm nhiều công viên đẹp, thu hút đông đảo người đến vui chơi, giải trí và giao lưu văn hoá.
Nguời Vĩnh Long
Long Hồ Dinh xưa nay là vùng đất quan trọng của những bậc tiền nhân đi khai phá, mở mang đất Phương Nam là “địa linh nhân kiệt” đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước, trong đó có cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, cựu Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, viện sĩ giáo sư Phạm Quang Lễ (Trần Ðại Nghĩa)…
Viện sĩ Trần Đại Nghĩa
Ngoài truyền thống lịch sử, Vĩnh Long còn là nơi hội tụ anh hào. Nhiều danh nhân được sinh ra ở đây. Tiêu biểu có: nhà nghiên cứu văn hóa
Trương Vĩnh Ký, Bùi Hữu Nghĩa, anh em Phan Tôn, Phan Liêm... Giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa, Phan Văn Đáng - nguyên Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam...
Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Phạm Hùng sinh quán tại làng Long Hồ, quận Châu Thành, nay là xã Long Phước, huyện Long Hồ. Để tưởng nhớ đến công lao của ông, nhà nước đã cho xây dựng Khu tưởng niệm Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng. Đây là một công trình rất đẹp đươc xây dựng tại xã Long Phước, cặp trục quốc lộ 53, gần cầu Ông Me.
Cựu Thủ tướng
Võ Văn Kiệt sinh quán tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm. Vũng Liêm cũng là một trong những địa phương ở miền Nam có phong trào kháng chiến trong hai thời kỳ chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ.
Trong lĩnh vực văn nghệ có:
Nữ nghệ sỹ
cải lương Lệ Thủy: quê ở huyện Bình Minh. Cô cò một giong ca đặc biệt (giọng kim pha thổ). Đoạt giải Thanh Tâm năm 1964. Được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993. Các vở tuồng để lại dấu ấn: Cây sầu riêng tr62 bông', Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu, Kiếp chồng chung, Áo cưới trước cổng chùa
Cố nghệ sỹ Út Trà Ôn: một ngôi sao sáng của bộ môn nghệ thuật cải lương. Ông sinh năm 1918 tại Trà Ôn Vĩnh Long, tên thật là Nguyễn Thành Út, mất 13 tháng 8 năm 2001. Ông đã trải qua các sân khấu lớn như: Thống nhất, Dạ Lý Hương, Thanh Minh Thanh Nga... ca khúc để đời của soạn giả Viễn Châu: Tình anh bán chiếu
Thanh Bạch: quê quán xã An Đức, huyện Long Hồ. Tốt nghiệp khoa Đạo diễn tạp kỹ Đại học Sân khấu Quốc gia tại
Moskva. Được Trung tâm kỷ lục Việt Nam Vietbook trao tặng danh hiệu Kỷ lục gia - ngưới dẫn chương trình giải trí truyền hình nhiều nhất Việt Nam; hai năm liền đoạt giải Mai Vàng Người dẫn chương trình giải trí truyền hình được yêu thích nhất của báo Người lao động; giải Cù Nèo Vàng của Báo Tuổi Trẻ Cười
Kỷ lục gia Tòng Sơn: độc tấu kèn Ắcmônica quê ở Cầu Thiềng Đức thị xã Vĩnh Long, có biệt tài vừa thổi kèn acmôrica vừa ăn chuối vừa uống bia। Năm 2007 tròn 77 tuổi vẫn đang biểu diễn tại các sân khấu như Trống Đồng hay các quán bar tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Văn Thánh Miếu
Di tích tọa lạc tại đường Trần Phú, phường 4, thị xã Vĩnh Long. Văn Thánh miếu Vĩnh Long là một công trình văn hóa mang ý nghĩa đề cao Nho giáo, là thiết chế văn hóa chính thống của nhà nước phong kiến. Trong Nam Kỳ lục tỉnh, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được nhà Nguyễn xây dựng sau cùng và còn tồn tại đến hôm nay.
Công trình Văn Thánh miếu khởi công vào ngày 10 tháng 10 năm Giáp Tý 1864 (đời Tự Đức thứ XVII), hoàn thành cuối năm Bính Dần 1866. Cổng tam quan với ba tầng mái ngói dẫn vào bên trong di tích là con đường có hai hàng sao thẳng tắp. Trên con đường này trước gian chánh điện có bia đá tạc bài văn của cụ Phan Thanh Giản trước tác. Công trình Văn Thánh Miếu Vĩnh Long gồm có Văn Miếu và Văn Xương Các. Bên trong Văn Miếu thờ Đức Khổng Tử, Tứ Phối, Thập Nhị Triết (những người học trò xuất sắc của Khổng Tử). Tả Vu, Hữu Vu thờ Thất Thập Nhị Hiền.
Bên cạnh Văn Miếu thờ Đức Khổng Tử, trong khuôn viên di tích còn có một công trình văn hóa đặc sắc làm nên diện mạo riêng của Văn Thánh miếu Vĩnh Long đó là Văn Xương Các. Văn Xương Các xây dựng bằng danh mộc, gồm hai tầng. Tầng trên thờ Văn Xương Đế Quân, gồm ba vị: Cửu Thiên Khai Hóa Văn Xương Tử Đồng Đế Quân, Cửu Thiên Tuyên Hóa Văn Xương Khôi Khoa Tinh Quân và Cửu Thiên Dương Hóa Văn Xương Kim Giáp Tinh Quân. Tầng dưới đặt khánh thờ Gia Định Xử Sĩ Sùng Đức Võ Trường Toản, Khâm Sai Đại Thần - Kinh Lược Sứ Phan Thanh Giản, cùng các vị đại thần của nhà Nguyễn. Bên cạnh các vị đại thần về sau nhân dân còn đưa vào thờ những người có công lớn trong việc bảo vệ, trùng tu Văn Thánh miếu như: ông Trương Ngọc Lang, ông Tống Hữu Định….
Hàng năm di tích có các lễ cúng Xuân Đinh, Thu Đinh. Lễ vía cụ Phan vào mùng 4,5 tháng 7 âm lịch và lễ cúng các quan đại thần và giỗ âm binh vào ngày 12,13 tháng 10 âm lịch.
Di tích lịch sử - văn hóa Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích cấp quốc gia ngày 25/3/1991.
Đình Long Thanh
Khoảng năm 1754 khi năm họ: Mai, Hồ, Mạc, Võ, Đoàn và nhiều lưu dân khác khai phá thành lập thôn Long Thanh thì ngôi đình này xây cất tại vàm Bùng Binh, ấp Hưng Long. Đầu tiên chỉ xây bằng gỗ lá. Ngày 29/11 năm Tự Đức thứ năm (mùng 8 tháng giêng năm 1853) đình Long Thanh được cấp sắc Bổn Cảnh Thành Hoàng chi thần. Mãi đến năm 1913 đình Long Thanh được tái thiết toàn bộ và chính thức được đổi hiệu là Long Thanh Miếu Võ. Nhìn tổng thể, đình Long Thanh có nhiều nóc. Giữa là chính tẩm, phía sau là nhà khách. Phía trước là võ quy và võ ca. Phía bên tả là nhà bếp. Trong chính tẩm là nơi đặt khánh thờ thần Thành Hoàng và khánh thờ Tả Hữu Ban liệt vị. Trước khánh thờ thần Thành Hoàng là hương án hội đồng thờ Quốc Tổ Hùng Vương. Trước khánh thờ Tả Hữu Ban là hương án thờ thần Bạch Mã và thần Thái Giám.
Có thể nói ít đình nào nội điện được trang hoàng nhiều bao lam, hoành phi, câu đối, long trụ,... với nét chạm tinh tế, sơn son thếp vàng rực rỡ như nơi đây. Các hương án, khánh thờ, tự khí cũng như thế. Đặc biệt trong số các loại vừa kể có bức hoành khắc bốn chữ: “Long Thanh miếu võ” rất đẹp, được đem đi triển lãm và đạt huy chương đồng tại hội chợ các nước thuộc địa năm 1922 ở Marseille (Pháp). Tấm hoành này hiện treo ở gian giữa của đình Long Thanh. Hằng năm tại đình Long Thanh có hai ngày lễ lớn: Lễ Hạ Điền ngày 10 – 11/3 âm lịch và lễ Thượng Điền ngày 16 – 17/10 âm lịch. Đình Long Thanh được bộ Văn hóa Thông tin quyết định công nhận là di tích cấp quốc gia ngày 25/3/1991. Đình Long Thanh hiện nay ở khóm B, phường 5, thị xã Vĩnh Long. Cách trung tâm thị xã Vĩnh Long 3km, bên bờ sông Long Hồ.
Tiên Châu cổ tự
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, chùa Tiên Châu do hòa thượng Huỳnh Đức Hội khai sơn. Hòa thượng Đức Hội có pháp danh Tánh Minh, đời thứ 39 phái Lâm Tế dòng Liễu Quán.
Chùa Tiên Châu ở cù lao sông Tiền thuộc làng Bình Lương và An Thành (nay là ấp Bình Lương, xã An Bình, huyện Long Hồ). Tên đầu tiên của chùa Tiên Châu là Di Đà tự. Theo truyền thuyết hai làng Bình Lương và An Thành mặc dù cách nơi đô hội không xa nhưng không khí tĩnh mịch, cây cối tươi tốt. Tại nơi đây có xóm chài lưới, nhà cửa thưa thớt. Những đêm trăng thanh gió mát, thỉnh thoảng có tiên nữ xuống trần tắm. Do đó bãi sông này được đặt tên là Bãi Tiên (Tiên Châu) hay bãi Bích Trân. Cuối thế kỷ XIX chùa Di Đà bị xuống cấp nên tín đồ Phật tử đã trùng tu ngôi chùa vào năm Kỷ Hợi 1899. Từ đó ngôi chùa có tên chính thức là Tiên Châu Tự. Di Đà tự là một đại già lam, Bãi Tiên là một thắng cảnh. Do đó, từ xưa đến nay có rất nhiều tài tử giai nhân đến ngắm cảnh, ngâm vịnh. Chùa Tiên Châu hiện nay giữ được quy mô của năm Kỷ Hợi (1899), gồm bốn nóc: tiền đường, chánh điện, trung đường và hậu tổ. Các khu vực vừa kể làm theo kiểu tứ trụ, được nới rộng theo kiểu ngang dọc nhờ các kèo đấm, kèo quyết. Bộ giàn trò bằng gỗ quý, mái ngói âm dương, xung quanh đóng vách bổ kho. Nội điện chùa Tiên Châu được trang trí đẹp đẽ. Giữa tứ trụ là một khánh thờ, bên trong tôn trí một pho tượng Phật Di Đà bằng đất sét lớn. Hai bên vách hông là khánh thờ thần Già Lam, khánh thờ Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma, Thập Điện Minh vương, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nam Tào – Bắc Đẩu, Địa Tạng, Chuẩn Đề, Hộ Pháp, Tiêu Diện Đại Sĩ. Trung đường và nhà tổ là nơi thờ các vị tổ sư tiền bối và thiện nam tín nữ đã quá vãng. Đây cũng là nơi tiếp khách nên treo rất nhiều tranh khuyến thiện và những câu đối có ý nghĩa thâm trầm. Chùa Tiên Châu được bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật ngày 12/12/1994.

LICH SU QUOC HUY VIET NAM

Ý nghĩa quốc huy: Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho lịch sử cách mạng của dân tộc ta và tiền đồ xán lạn của nước ta, bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp, bánh xe tượng trưng cho công nghiệp và chính giữa, phía dưới là dòng chữ tên nước. Tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa đầu của nước ta (họp từ 15 đến 20/9/1955), Quốc hội đã quyết định chọn mẫu Quốc huy do Chính Phủ đề nghị.
VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH TÁC GIẢ QUỐC HUY VIỆT NAM (Trần Hoàng - Nguyễn Minh Sơn)
Quốc huy Việt Nam - một sản phẩm của sáng tác hội hoạ, là biểu tượng cô đọng, súc tích và đầy đủ về đất nước và con người Việt Nam, nó hàm chứa khát vọng tha thiết của một dân tộc yêu chuộng hoà bình và khẳng định chủ quyền thiêng liêng của quốc gia độc lập. Quốc huy của chúng ta thật đẹp về hình thức, hàm súc về nội dung, thật sự không thua kém bất cứ quốc huy nào trên thế giới. Tác giả Quốc huy từ mấy chục năm nay được xác định là của Cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn. Tuy nhiên, từ sau ngày 9 tháng 9 năm 2001, khi hoạ sĩ Lê Lam có bài “Người vẽ Quốc huy” đăng trên báo Nhân dân cuối tuần khẳng định: Hoạ sĩ Bùi Trang Chước là người sáng tác và thực hiện các phác thảo Quốc huy... Đặc biệt, khi gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước gửi đơn thư tới các cơ quan chức năng đề nghị xét công nhận tác giả Quốc huy cho Ông Bùi Trang Chước với những tài liệu gốc do gia đình có được hoặc sưu tầm được thì vấn đề đòi hỏi xác định lại tác giả Quốc huy đã thật sự trở nên nóng bỏng và bức xúc. Từ năm 2001 tới nay đã có hàng trăm bài báo, hàng chục cuộc họp của các cơ quan chức năng với gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước để xem xét việc xác định tác giả Quốc huy. Do vậy, một số tài liệu lưu trữ bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III và cả những tài liệu cá nhân của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước do gia đình biếu tặng đã được đưa ra nghiên cứu, thẩm định. Bài viết này đề cập sơ bộ đến quá trình sáng tác mẫu Quốc huy của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và một số tài liệu hiện đang lưu giữ ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (những tài liệu đã góp phần vào việc xác định tác giả Quốc huy Việt Nam).
Họa sĩ Bùi Trang Chước sinh năm 1915 ở Phú Thượng, Từ Liêm, Hà Nội. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1941. Trong thời gian học tập, ông đã tỏ ra là người rất có năng khiếu về đồ hoạ. Ra trường, ông được mời về giảng dạy tại Trường Kiến trúc Đà Lạt. Ngoài việc giảng dạy, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã dành nhiều thời gian cho việc sáng tác tem thư và ở thời điểm đó, ông là người Việt Nam đầu tiên ở Đông Dương vẽ tem thư. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã cùng gia đình chuyển ra Hà Nội và giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Hà Nội. Sau toàn quốc kháng chiến, ông lên Việt Bắc theo cách mạng, giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Liên khu Việt Bắc. Trong những năm 1951 - 1952, do có biệt tài về đồ hoạ, ông được điều về vẽ giấy bạc ở Nhà in Ngân hàng. Đầu năm 1953, Nhà in Bộ Tài chính đã biệt phái ông sang Ban Pháp chế Phủ Thủ tướng làm nhiệm vụ sáng tác Bằng khen, Huân, Huy chương cho Chính phủ. Tại đây, ông bắt đầu tham gia cuộc vận động sáng tác mẫu Quốc huy Việt Nam được phát động tháng 6-1951. Từ năm 1953 đến 1955, bằng tài năng và sự lao động miệt mài, nghiêm túc, Hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã có 94 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo và hàng chục bản vẽ chì chi tiết những đối tượng mà ông muốn thể hiện trong mẫu Quốc huy. Từ những nghiên cứu đó, Ông đã hoàn thành 15 bản vẽ mẫu Quốc huy đa dạng nhưng thống nhất về ý tưởng để gửi cấp trên lựa chọn. Đến tháng 10/1954, từ hơn 300 mẫu quốc huy của các hoạ sĩ tham gia, cuối cùng chỉ còn 15 mẫu của tác giả duy nhất là Bùi Trang Chước được lựa chọn để trình Chính phủ. Mẫu số 1 có nền đỏ sao vàng, tượng trưng cho quốc kỳ của Việt Nam dân chủ cộng hoà; mặt trời mọc tượng trưng cho nước ta ở phương Đông, tượng trưng cho buổi bình minh của một kỷ nguyên mới và là tương lai của nền dân chủ cộng hoà; bông lúa tượng trưng cho nông nghiệp và giai cấp nông dân và cái đe tượng trưng cho công nghiệp và giai cấp công nhân (mẫu số 1 qua 3 lần chỉnh sửa sau này trở thành mẫu 18).
Qua những tài liệu do gia đình gửi tặng Trung tâm LTQG III, có thể thấy một số tài liệu, tư liệu, hiện vật gốc của cố Hoạ sĩ Bùi Trang Chước để lại liên quan trực tiếp đến quá trình sáng tác Quốc huy như:
- Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của hoạ sĩ Bùi Trang Chước.
- Văn bản 237/MT ngày 24/11/1954 của Ban Mỹ thuật Trung ương gửi Bộ tuyên truyền do họa sĩ Trần Văn Cẩn ký;
- Toàn bộ 94 bản phác thảo chì thể hiện quá trình tìm tòi và sáng tạo mẫu Quốc huy từ năm 1953 đến 1955;
- 15 mẫu Quốc huy thể hiện màu, đã được Ban Mỹ thuật chọn trình Trung ương duyệt vào tháng 10 /1954.
- 2 bản vẽ đen trắng (số 16, 17) đã thể hiện các bước chỉnh sửa để dẫn tới bản mẫu cuối cùng (số 18) và hai bản vẽ tách màu đen trắng bản mẫu Quốc huy cuối cùng mà hoạ sĩ Bùi Trang Chước sáng tác giữa năm 1955 chắt lọc từ 15 mẫu trước đó.
Theo Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của hoạ sĩ Bùi Trang Chước viết ngày 26/ 4/1985, tiếp thu những ý kiến đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào mẫu vẽ số 1 - mẫu vẽ cuối cùng trong số 15 mẫu vẽ; “Hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể, nên dùng hình tượng tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại” sau 3 lần chỉnh sửa, từ đầu năm 1955 đến tháng 9/1955, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã hoàn thành mẫu Quốc huy cuối cùng gồm 1 bản màu và 2 bản tách màu đen trắng. Về mẫu vẽ Quốc huy cuối cùng này, trong Di bút của mình, Ông Bùi Trang Chước viết: “Mẫu Quốc huy lần này tôi cũng vẽ hình tròn, chung quanh 2 bên có thêm những bông lúa kéo dài lên trên tiếp giáp với nhau ở đỉnh trục đường vòng tròn, 2 bên vẫn giữ những bông lúa rủ xuống vào trong ôm lấy bánh xe thay cho cái Đe, ở phía dưới, giải lụa ở giữa có chữ “Việt Nam dân chủ cộng hoà”, hai đầu giải lụa vẫn quấn lên các bông lúa mỗi bên 2 đoạn, gốc các bông lúa bắt chéo nhau tạo thành đế Quốc huy thót 2 đầu cho gọn. Phía bên trong nền là ngôi sao, dưới ngôi sao để trống cho thoáng, không có mặt trời và tia chiếu sáng chung quanh. Về màu sắc, riêng nền bên trong Quốc huy và giải lụa là màu đỏ, còn các hoạ tiết khác như các bông lúa, ngôi sao và bánh xe đều là màu vàng”. Sau khi hoàn thành bản vẽ mẫu Quốc huy cuối cùng này, do nhiệm vụ đặc biệt và tuyệt mật của Chính phủ giao, ông lên đường sang Trung Quốc để vẽ tiền và in tiền. Chính vì vậy, Ông không có điều kiện chỉnh sửa, hoàn thiện Quốc huy theo sự góp ý của Trung ương sau kỳ họp Quốc hội vào tháng 9/1955. Nhiệm vụ chỉnh sửa, hoàn thiện này sau đó được giao cho hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.
Một tài liệu lưu trữ rất quan trọng trong Phông Bộ Tuyên truyền là Văn bản số 237/MT ngày 24/11/1954 do chính Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn phụ trách Ban Mỹ thuật - Ngành Văn nghệ Trung ương ký, gửi Bộ Tuyên truyền, trong đó cũng khẳng định rõ 15 mẫu mà Ban Mỹ thuật trình Bộ Tuyên truyền là của Họa sĩ Bùi Trang Chước. Văn bản nói rõ: “Khoảng trung tuần tháng 10/54, chúng tôi có gửi sang quí Bộ một số 15 mẫu quốc trưng để quí Bộ đưa trình Thủ Tướng phủ xem và cho ý kiến quyết định. Chúng tôi chờ đợi đã lâu mà chưa có tin tức gì về việc đó. Gần đây Vụ Lễ tân bên Thủ Tướng phủ có cho người dục luôn nên chúng tôi cử hoạ sĩ Bùi Trang Chước, tác giả những mẫu ấy, sang đề nghị quý Bộ cho biết tin tức về các mẫu đã được chọn. Cũng đề nghị quí Bộ trao lại cho hoạ sĩ Chước những mẫu đã gửi để đem về sửa lại và hoàn thành”.
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã cung cấp cho các cơ quan chức năng và gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước một tài liệu quan trọng khác từ Phông Quốc hội. Đó là hình mẫu Quốc huy mà Chính phủ đệ trình Quốc hội để thông qua tại kỳ họp thứ 5/1955 (Hồ sơ 18, trang 66). Tài liệu này trong quá trình thẩm định khoa học hình sự đã trở thành tài liệu gốc chuẩn để so sánh đối chiếu với tài liệu của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.
Sau nhiều công văn, cuộc họp của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Cục Bản quyền tác giả... để giải quyết vấn đề xác định tác giả Quốc huy nhưng vẫn chưa có kết quả. Nguyên nhân là do: về phía gia đình cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, Uỷ ban toàn quốc các hội văn học nghệ thuật Việt Nam và một số hoạ sĩ căn cứ trên một số tài liệu cho rằng hoạ sĩ Trần Văn Cẩn là tác giả Quốc huy. Về phía gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước, nhiều hoạ sĩ căn cứ trên những tài liệu, hiện vật gốc về Quốc huy mà gia đình có được cũng như tài liệu khai thác từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, cương quyết cho rằng tác giả Quốc huy Việt Nam không thể ai khác ngoài hoạ sĩ Bùi Trang Chước. Chính do còn giữ được nhiều văn bản, tài liệu gốc, gia đình Hoạ sĩ Bùi Trang Chước đề nghị Chính phủ cho phép thẩm định bằng khoa học hình sự những tài liệu, hiện vật gốc liên quan đến Quốc huy Việt Nam. Tháng 6/2003 Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an đã chính thức tiến hành công tác thẩm định và đã trả lời kết quả cho Cục Bản quyền tác giả. Ngày 28/10/2003 Cục Bản quyền tác giả đã thông báo chính thức kết quả giám định khoa học hình sự như sau: “Bản viết tay “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và bản viết tay “Chúng tôi làm Quốc huy” của cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn là do chính các cố hoạ sĩ viết”.
Mẫu phác thảo Quốc huy số 18 của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước (do gia đình cung cấp) có 04 chi tiết cơ bản giống với mẫu Quốc huy Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà in trên trang bìa tài liệu có dòng chữ “Quốc hội họp khoá V tháng 9/1955” do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cung cấp; gồm: hình bông lúa, ngôi sao, dải băng và phần gốc bó lúa;
Mẫu phác thảo Quốc huy của cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn (do bà Trần Thị Hồng, người được hưởng thừa kế của cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn và ông Triều Dương cung cấp) có 02 chi tiết cơ bản giống với mẫu Quốc huy Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà in trên trang bìa tài liệu có dòng chữ “Quốc hội họp khoá V tháng 9/1955 “do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cung cấp ; gồm: hình ngôi sao và bánh xe hình răng cưa”.
Ba tuần sau đó, ngày 19/ 11/2003 bằng Văn bản số 227/BQTG-VHNT, Cục Bản quyền tác giả cho rằng: “Kết quả giám định đó không trái với các nguồn tư liệu, chứng cứ và các ý kiến đã được các thành viên trong tổ Tư vấn và những người có liên quan trao đổi, thảo luận. Kết quả giám định cũng phù hợp với ý kiến của đa số thành viên của Tổ Tư vấn và ý kiến của Bộ Văn hoá - Thông tin, làm rõ hơn căn cứ xác định tác giả Quốc huy Việt Nam. Vì vậy Bộ Văn hoá - Thông tin cho rằng Quốc huy Việt Nam do đồng tác giả sáng tạo gồm cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và cố họa sĩ Trần Văn Cẩn là kết luận thoả đáng và hoàn toàn có căn cứ. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”.
Tất nhiên, sau đó gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước không thoả mãn với kết luận đó và tiếp tục đề nghị xem xét lại. Ngày 9/02/ 2004, tại cuộc họp, sau khi nghe đại diện Bộ Văn hoá - Thông tin báo cáo, nghe ý kiến cuả các Phó Thủ tướng và ý kiến của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có ý kiến kết luận. Ngày 27/02/2004 Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 42/TB-VPCP thông báo ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải tại cuộc họp về việc xác định tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam như sau: “Việc xây dựng mẫu Quốc huy Việt Nam được thực hiện theo chủ trương của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta. Mẫu Quốc huy Việt Nam là một cống hiến chung của giới mỹ thuật Cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của hoạ sĩ Bùi Trang Chước - người đã vẽ những mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện, và hoạ sĩ Trần Văn Cẩn - người đã chỉnh sửa, hoàn thiện mẫu Quốc huy theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt. Giao Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin có văn bản báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam”.
Như vậy, trên cơ sở xem xét, nghiên cứu, thẩm định khoa học hình sự những tài liệu lưu trữ, các cơ quan chức năng và người đứng đầu Chính phủ đã có ý kiến rõ ràng về tác giả Quốc huy Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù các cơ quan chức năng đã xem xét nhiều lần và Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến như trên nhưng rất tiếc đến nay vấn đề này vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Tuy vấn đề xác minh ai là tác giả đích thực của Quốc huy Việt Nam là vấn đề hệ trọng và rất nhạy cảm, nhưng mong rằng, vấn đề này sớm được giải quyết dứt điểm.
Qua sự việc này cũng như việc xác định tác giả Quốc ca Việt Nam trước đây, một lần nữa, chúng ta lại càng thấy giá trị to lớn của tài liệu lưu trữ. Nhờ đó mà các cơ quan chức năng có thêm nhiều cơ sở, bằng chứng tin cậy để xem xét lại một cách khoa học vấn đề tác giả Quốc huy Việt Nam. Cũng qua sự việc này, khi những tài liệu lưu trữ cá nhân góp phần quan trọng để xác minh những con người, sự kiện thì việc sưu tầm, thu thập tài liệu lưu trữ cá nhân lại càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Mong rằng Dự án “Sưu tầm tài liệu quí, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam ở nước ngoài” sẽ sớm được xây dựng, phê duyệt để có thêm tài liệu lưu trữ - những sử liệu tin cậy góp phần làm sáng tỏ những sự kiện lịch sử đúng như chúng đã diễn ra trong quá khứ
./

LICH SU QUOC CA VIET NAM

Cũng tại Quốc hội khoá 1, cùng lúc thông qua Quốc kỳ, Quốc hội cũng đã nhất trí lấy bài hát Tiến quân ca của Vǎn Cao làm quốc ca chính thức. Theo lời nhạc sĩ Vǎn Cao, bài Tiến quân ca được hoàn thành vào cuối tháng 10-1944. Nhà vǎn Vũ Bằng nhớ lại trong một bài viết như sau: "... 19-8 là ngày khởi nghĩa cả nước vùng lên mở hội, từ thôn quê đến thành thị, từ ngõ hẻm đến hang cùng, cuồn cuộn những làn sóng gớm ghê, đâu đâu cũng vang âm những tiếng hát "Tiến quân ca" và "Diệt phát xít"".
Trước khi sáng tác Tiến quân ca, Vǎn Cao đã từng viết các bài hát yêu nước như Đống Đa, Thǎng Long hành khúc ca. Được giác ngộ cách mạng, ông chú tâm sáng tác nhiều bài hát động viên nhân dân đấu tranh. Tiến quân ca được viết cuối nǎm 1944 tại cǎn gác hẹp nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). Đó cũng là thời kỳ tiền khởi nghĩa, khí thế cách mạng rất sôi sục, tin chiến thắng Võ Nhai lan truyền về Hà Nội khiến các tầng lớp đồng bào đều phấn chấn. Sau này, chính nhạc sĩ Vǎn Cao đã nhớ lại: "Trước mắt tôi, mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và nhiều hy vọng. Và bài hát đã xong...".
Nhạc sĩ viết tiếp: "Quốc ca là sự hình thành của nhiều nǎm kinh nghiệm và một thời gian dài trǎn trở. Khi viết, tôi chỉ nghĩ làm sao đáp ứng nhu cầu quần chúng, làm sao để họ dễ thuộc, dễ nhó. Tháng 11-1944, tại sàn gác nhà của ông Vǎn Lang ở làng Bát Tràng, một địa chỉ bí mật của cách mạng lúc bấy giờ, tự tay tôi đã viết Tiến quân ca lên đá in trong trang vǎn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc lập..."
Ngày 17-8-1945, một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát lớn, dàn đồng ca của thiếu niên tiền phong hát Tiến quân ca, chào cờ đỏ sao vàng. Nhạc sĩ Vǎn Cao nhớ rằng ông đã khóc khi thấy một lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn được thả từ trên bao lơn Nhà hát xuống trong khi bài hát Tiến quân ca vang lên...
Gần hai mươi nǎm đã qua, bài hát có sửa đổi đôi ba chữ nhưng cơ bản vẫn là bài Tiến quân ca đã được Quốc hội khoá 1 thông qua là Quốc ca. Bài Quốc ca cùng với lá Quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng đẹp và khó phai mờ đối với người Việt Nam.

QUOC KI VIET NAM

Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.
Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông Hỡi những ai máu đỏ da vàngHãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốcNền cờ thắm máu đào vì nướcSao vàng tươi, da của giống nòiĐứng lên mau hồn nước gọi ta rồiHỡi sỹ nông công thương binhĐoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

GIOI THIEU VINH LONG

Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với các vườn trái cây, được quy hoạch rất bài bản để cho ra các loại trái cây nổi tiếng khắp cả nước và cũng là nơi cung cấp các loại cây giống cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như bưởi, chôm chôm, nhãn, măng cụt, xoài, cam, quít,.... Khi đến Vĩnh Long sẽ được thưởng thức các loại trái cây đặc sản của tỉnh. Ngoài ra cũng đừng bỏ qua chuyến du lịch đến các xã cù lao nằm bên cạnh thị xã Vĩnh Long, trung tâm sản xuất của các loại trái cây bên trên. Người Vĩnh Long bảo nếu về Vĩnh Long mà chưa đi sang thăm các xã cù lao là chưa về Vĩnh Long. Từ trung tâm thị xã có thể thuê tàu riêng hoặc lên phà để khám phá các cù lao. Nếu đi tàu riêng sẽ làm quen với phương tiện giao thông chủ yếu của người dân nơi đây và đừng bỏ quên ngắn cầu Mỹ Thuận từ dưới dòng sông. Nếu thích khám phá thì phà là phương tiện thích hợp để có thể đem cả ô tô sang cù lao chơi, mạng lưới giao thông ở các cù lao khá hoàn chỉnh với các đường trải nhựa. Nhưng phương tiện đi chơi tuyệt vời nhất là xe gắn máy, với một chiếc xe gắn máy bạn có thể khám phá mọi nới trên cù lao. Khu du lịch sinh thái ở các xã cù lao chính là các vườn trái cây, kết hợp phục vụ ăn uống.

KI NANG DOI VIEN

Kỹ năng thứ nhất : THUỘC HÁT ĐÚNG QUỐC CA, ĐỘI CA
TIẾN QUÂN CA (Quốc ca)
Nhạc và lời: Văn Cao
Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa. Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước. Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca. Đường vinh quang xây xác quân thù. Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng. Tiến mau ra sa trường. Tiến lên ! Cùng tiến lên ! Nước non Việt Nam ta vững bền.
CÙNG NHAU TA ĐI LÊN ( Đội ca )
Nhạc và lời: PHONG NHÃ
Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Lời thề ta ghi sâu mãi mãi trong tim không phai. Quyết xứng danh thiếu niên anh dũng nước nhà. Tiến quyết tiến hướng quốc kỳ thắm tươi anh em ta yêu tổ quốc suốt đời. Cùng yêu nhân dân, yêu chuộng lao động tăng gia, thi đua học hành ngày một tiến xa.
Kỹ năng thứ hai :
THẮT KHĂN QUÀNG ĐỎ
- Gấp chiều cạnh đáy khăn để phần chiều cao khăn còn khoảng 15cm, đặt khăn vào cổ áo, dựng cổ áo lên, chỉnh đuôi khăn giữa lưng áo, đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải.
- Vòng đuôi khăn bên trái vào trong, đưa lên trên và kéo ra phía ngoài.
- Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải và buộc tiếp thành nút (Từ phải sang trái) với dải khăn bên phải.
- Thắt nút khăn, chỉnh cho hai dải khăn trên và dưới nút khăn xòe ra, sửa nút khăn vuông vắn, bẻ cổ áo xuống.
Kỹ năng thứ ba : CHÀO KIỂU ĐỘI VIÊN THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
- Đội viên đứng ở tư thế nghiêm, mắt hướng về phía chào, chào bằng tay phải, các ngón tay khép kín giơ lên đỉnh đầu cách thùy trán bên phải khoảng 5cm, bàn tay thẳng với cánh tay dưới, khủy tay chếch ra phía trước tạo với thân người một góc khoảng 130o.
- Giơ tay lên đầu biểu hiện đội viên luôn luôn đặt lợi ích Tổ quốc và của tập thể Đội lên trên, năm ngón tay khép kín tượng trưng cho ý thức đoàn kết của đội viên để xây dựng Đội vững mạnh.
- Giơ tay chào và bỏ xuống theo đường ngắn nhất, không gây tiếng động.
- Đội viên chào khi dự lễ chào cờ, đón đại biểu, báo cáo cấp trên, làm lễ tưởng niệm . . . chỉ chào khi đeo khăn quàng đỏ hoặc đeo huy hiệu Đội.
Kỹ năng thứ tư : CẦM CỜ, GIƯƠNG CỜ, KÉO CỜ VÀ VÁC CỜ
* Cầm cờ : Bàn tay phải nắm cán cờ cao ngang thắt lưng, đốc cán cờ đặt trên mặt đất, sát ngón út bàn chân phải.
- Cầm cờ ở tư thế nghiêm : Khi có lệnh “Nghiêm!”, kéo cán cờ áp sát vào thân mình, người ở tư thế nghiêm.
- Cầm cờ nghỉ : Khi nghe khẩu lệnh “Nghỉ!”, chân trái chùng và ngả cờ ra phía trước, tạo với thân người 1 góc 45o.
* Giương cờ : Được thực hiện khi chào cờ, lễ duyệt Đội, diễu hành và đón đại biểu.
+ Từ tư thế cầm cờ nghiêm chuyển sang giương cờ : Tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng. Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20cm – 30cm, tay phải di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, kéo sát vào ngang sườn đưa về tư thế giương cờ.
+ Từ tư thế vác cờ chuyển sang giương cờ : Tay phải kéo đốc cán cờ về sát thân người, tay trái đẩy cán cờ ra phía trước về tư thế giương cờ.
* Vác cờ : Được sử dụng khi diễu hành, khi đưa cờ vào làm lễ chào cờ, lễ duyệt Đội, lễ đón đại biểu . . .
Động tác tư thế vác cờ : Từ tư thế cầm cờ nghiêm, tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người. Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20cm – 30cm, tay phải di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, đưa thẳng ra phía trước nghiêng với mặt đất góc khoảng 45o, tay trái kéo cán cờ đặt lên vai phải đưa về tư thế vác cờ.
Kỹ năng thứ năm : HÔ ĐÁP KHẨU HIỆU ĐỘI.
- Khẩu hiệu Đội : “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa - Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại! Sẵn sàng!”, toàn đơn vị hô đáp lại : “Sẵn sàng!”. Khi hô không giơ tay.
Kỹ năng thứ sáu : CÁC ĐỘNG TÁC CÁ NHÂN TẠI CHỖ VÀ DI ĐỘNG.
- Đứng nghỉ : Người ở tư thế đứng, khi có lệnh “Nghỉ!” hai tay để thẳng thoải mái, chân trái hơi chùng xuống, trọng tâm dồn vào chân phải, khi mỏi có thể đổi chân.
- Đứng nghiêm : Người ở tư thế đứng, khi có lệnh “Nghiêm!” người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, hai tay thẳng khép sát thân người, bàn tay nắm tự nhiên, hai chân thẳng, khép sát, hai bàn chân tạo thành hình chữ V ( Góc 60o ).
- Quay bên trái : Khi có lệnh “Bên trái – Quay!”, sau động lệnh “Quay!” người đứng nghiêm, lấy gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người sang trái một góc 90o, sau đó rút chân phải lên, trở về tư thế đứng nghiêm.
- Quay bên phải : Khi có lệnh “Bên phải – Quay!”, sau động lệnh “Quay!” người đứng nghiêm, lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phải một góc 90o, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế đứng nghiêm.
- Quay đằng sau : Khi có lệnh “Đằng sau – Quay!”, sau động lệnh “Quay! ” lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phải một góc 180o, sau đó trở về tư thế đứng nghiêm.
- Dậm chân tại chỗ : Khi có lệnh “Dậm chân – Dậm!”, sau động lệnh “Dậm!”, bắt đầu bằng chân trái, dậm theo nhịp hô hoặc còi, trống, nhưng không chuyển vị trí. Khi đặt chân xuống đất, mũi chân đặt trước rồi đến gót chân. Tay phải vung về phía trước, bàn tay cao ngang thắt lưng, tay trái vung thẳng về phía sau. Khi có lệnh “Đứng lại – Đứng!” (Động lệnh “Đứng!” rơi vào chân phải ), đội viên dậm chân thêm một nhịp, kéo chân phải về tư thế đứng nghiêm.
- Chạy tại chỗ : Khi có lệnh “Chạy tại chỗ – Chạy!”, sau động lệnh “Chạy!”, bắt đầu bằng chân trái, chạy đều theo nhịp còi hoặc lời hô, nhưng không chuyển vị trí, hai tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy. Khi có lệnh “Đứng lại – Đứng!” (Động lệnh “Đứng!” rơi vào chân phải), đội viên dậm chân thêm ba nhịp nữa. Dậm chân phải về tư thế đứng nghiêm.
- Tiến : Khi có lệnh : “Tiến . . . bước – Bước!”, sau động lệnh “Bước!” người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước lên trước liên tục theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong trở về tư thế nghiêm.
- Lùi : Khi có lệnh : “Lùi . . . bước – Bước!”, sau động lệnh “Bước!”, người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước liên tục về phía sau theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong trở về tư thế nghiêm.
- Bước sang trái : Khi có lệnh : “Sang trái . . . bước – Bước!”, sau động lệnh “Bước!”, người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân trái bước sang trái, (Chân phải bước theo kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô. Mỗi bước rộng bằng vai, bước xong, trở về tư thế nghiêm.
- Bước sang phải : Khi có lệnh : “Sang phải . . . bước – Bước!”, sau động lệnh “Bước!”, người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân phải bước sang phải, (Chân trái bước theo kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô. Mỗi bước rộng bằng vai, bước xong, trở về tư thế nghiêm.
- Đi đều : Khi có lệnh “Đi đều – Bước!”, sau động lệnh “Bước!”, bắt đầu bước bằng chân trái theo nhịp còi, trống hoặc lời hô, tay phải đánh ra trước thắt lưng, tay trái vung thẳng ra phía sau đưa dọc theo người, bàn tay nắm tự nhiên, bước đều đặn, người thẳng, mắt nhìn thẳng. Khi có lệnh “Đứng lại – Đứng!”, Động lệnh “Đứng!” rơi vào chân phải, chân trái bước thêm một bước, rồi đưa chân phải lên, trở về tư thế đứng nghiêm.
Đi đều khác dậm chân tại chỗ cơ bản ở bước chân di chuyển, đầu gối không nhấc cao, bước đi bình thường, gót chân xuống trước, mũi xuống sau, không đá hất chân về phía trước hoặc giật ra phía sau.
- Chạy đều : Khi có lệnh “Chạy đều – Chạy!”, sau động lệnh “Chạy! ”, bắt đầu chạy bằng chân trái theo nhịp còi hoặc lời hô, đầu gối không nhấc cao, không đá chân, hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy, người hơi đổ về trước. Khi có lệnh “Đứng lại – Đứng!”, Động lệnh “Đứng!” rơi vào chân phải, đội viên chạy thêm 3 bước nữa rồi kéo chân phải về tư thế đứng nghiêm.
Kỹ năng thứ bảy :
ĐÁNH TRỐNG : ĐÁNH THEO CÁCH ĐẾM SỐ
Ghi chú : * trống cái đánh đầu tiên
Gạch dưới 1 gạch trống cái đánh.
Gạch dưới 2 gạch trống con đánh 2 dùi cùng một lượt
+ Trống chào cờ
1 2 3 4 – 1 2 3 4
+ Trống chào mừng
+ Trống đệm Quốc ca
+ Trống hành tiến
+ Trống đệm Đội ca

VAI TRO CUA GIAO VIEN TONG PHU TRACH

Đội TNTP Hồ Chí Minh với 66 năm rèn luyện, trưởng thành đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngày càng nhiều đội viên trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ góp phần tô thắm thêm vườn hoa của Đội. Góp phần vun đắp, chăm bồi cho "vườn hoa " thơm ngát đó, là đội ngũ giáo viên - Tổng phụ trách (TPT) Đội, những người thầy, người anh, người chị là chỗ dựa tinh thần của đội viên, thiếu nhi - người mang trọng trách là kỹ sư của tâm hồn. Và trong thời kỳ mới này - thời kỳ chuyển đổi của đất nước, hội nhập, thời kỳ mà nhu cầu của con người ngày càng cao trong đó có cả thiếu nhi, giáo viên - TPT Đội càng đóng vai trò quan trọng, cần thiết trong việc giáo dục, rèn luyện cho những người chủ tương lai của đất nước.
Trước áp lực của kinh tế thị trường, thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, người giáo viên - TPT Đội càng phải khẳng định phẩm chất, đạo đức của mình, đây là yếu tố quyết định trong quá trình công tác, giáo dục thiếu nhi. Bởi, để tổ chức Đội lớn mạnh luôn là một tổ chức chính trị - xã hội đúng nghĩa, để các em đội viên xứng đáng là một “thế hệ cách mạng" của Đảng, người phụ trách phải tự hoàn thiện về nhiều mặt. Hơn hết là nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, luôn tin tưởng vào con đường của Đảng đã chọn. Từ đó, xác định mục tiêu, định hướng cho các em thiếu nhi phấn đấu trở thành con người xã hội chủ nghĩa.
Lòng yêu trẻ và thích làm việc với trẻ là một yếu tố không thể thiếu đối với một người làm công tác phụ trách Đội. Vì chỉ khi nào bạn yêu trẻ, thích trẻ thì mới có thể hòa nhập cùng vui chơi, cùng sinh hoạt với trẻ. Phải hiểu trẻ đang cần gì và làm thế nào để trẻ tôn trọng, tin tưởng là điều hết sức quan trọng. Người giáo viên – TPT Đội phải yêu thương, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ với các em thật sự, tạo cho mình trở nên là hình tượng, một chỗ dựa tinh thần cho các em. Sự gần gũi, quí trọng sẽ giúp cho các em có ý thức sâu sắc về lối sống và mục đích của bản thân.
Yếu tố cao đẹp của người giáo viên - TPT Đội là lòng nhiệt tình, sự say mê với công tác Đội và công tác xã hội. Nó sẽ là tiền đề giúp cho hiệu quả công việc của người phụ trách cao hơn. Sự nhiệt tình, say mê công việc sẽ kích thích người giáo viên phụ trách đi sâu tìm tòi, nghiên cứu, chuyên sâu công việc, từ đó, sẽ làm cho người phụ trách càng thêm yêu trẻ và sự sáng tạo cũng sẽ được hình thành. Sáng tạo là yếu tố cần thiết trong điều kiện hiện nay đối với người phụ trách. Đổi mới lư duy, cách đánh giá một sự việc, sự vật của trẻ sẽ làm cho trẻ thêm cảm hứng khi tham gia các hoạt động là việc người phụ trách nên làm.
Ngày nay, nhu cầu của trẻ rất cao, trẻ muốn tạo niềm tin cho mọi người bằng cách luôn tự khẳng định mình. Vì vậy các trò chơi ngoài việc giúp trẻ giải trí, còn phải mang tính giáo dục cao. Phải thường xuyên đổi mới về hình thức lẫn nội dung, phương pháp cách thức tổ chức để phát hiện năng khiếu của các em, từ đó có hướng bồi dưỡng, chăm lo, tạo điều kiện cho các em phát triển.
Giáo viên - TPT Đội phải có trình độ về kiến thức; khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn. Nếu một người giáo viên có lòng nhiệt tình, yêu trẻ thì chưa đủ để làm phụ trách. Tâm lý học, giáo dục học, xã hội học,... là những kiến thức nền tảng chắc chắn giúp người tổng phụ trách đi sâu vào lòng trẻ, hiểu được nội tâm của trẻ, định hướng từ suy nghĩ đến hành động của trẻ em một cách đúng đắn.
Thiếu nhi là tâm sinh lý đang phát triển phức tạp, từ cách nói cách suy nghĩ, cách làm. Vì vậy, người giáo viên - TPT cần có tay nghề vững vàng mới có thể tiếp cận và hiểu được trẻ và tổ chức thành công mọi hoạt động. Điều đó đòi hỏi người giáo viên - tổng phụ trách phải thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, hiểu và thực hiện tốt các điều lệ, nghi thức cũng như kỹ năng của Đội.
Từ lòng nhiệt huyết yêu nghề yêu trẻ, phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, lòng say mê công tác, người giáo viên - TPT luôn trau dồi học hỏi kinh nghiệm, sáng tạo, khéo léo trong việc tổ chức hoạt động. Trang bị cho mình vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung kiến thức nghiệp vụ phục vụ cho công tác. Luôn tìm hiểu tâm tư, sở thích của trẻ, tạo cho trẻ niềm tin, biết phối hợp với các ban chuyên môn của nhà trường, tham mưu tốt cho BGH trường, các đoàn thể, Hội đồng Đội trong công tác. Luôn gắn kết 3 khâu: nghĩ - nói - làm, giáo viên - TPT Đội đảm nhận và khẳng định vị trí vai trò của mình, góp phấn xây đựng tổ chức Đội, đào tạo đội ngũ kế thừa cho đất nước. Để chắp cánh cho thiếu nhi Việt Nam bay cao và bay xa hơn.

CUOC SONG HANG NGAY CUA BAC HO


Bác tự chọn chỗ ở ngay trong buồng người thợ điện từ 1954 - 1958। Căn phòng chỉ hơn mười mét vuông, nền lát xi-măng, có một giường đơn, một tủ nhỏ, bàn ghế đơn giản. Bác chỉ nằm chiếu trơn, gối trơn, chăn đơn. Bác bảo: Như thế này là "phong lưu" lắm rồi.

Bác hay dùng từ này. Bác không đồng ý lắp máy điều hòa không khí và yêu cầu lắp ở bệnh viện cho người ốm nặng. Từ 1958, Bác mới ở nhà sàn, cách phòng ở cũ không xa. Gỗ làm nhà chỉ là gỗ nhóm 3 vì sợ làm gỗ tốt Bác không chịu ở, chưa kịp làm bếp và phải sáu năm sau mới chuyển lại. Ðến bữa ăn, Bác không cho mang cơm sang, mà Bác đi lối mòn mưa rét đi ăn cơm. Bác bảo: "Người đi đến bữa cơm, không phải bữa cơm đi đến với người".

Phòng làm việc cũng đơn giản. Suốt bốn mùa, Bác toàn ở ngoài hành lang làm việc. Bác thích nhất là hoa dạ hương, hoa mộc nhỏ cánh trắng, hoa nhài (thơ Tố Hữu đã có nói đến) và cây vú sữa. Cây vú sữa trồng từ 1954. Năm 1958, Bác bảo bứng sang trồng trước nhà sàn cho Bác, nay đã tốt rườm rà.

Khách nước ngoài, bạn bè, đồng chí đến thăm nơi Bác ở tại Việt Bắc hồi kháng chiến, cả mấy tướng lĩnh Trung Quốc sang thăm Bác đều ôm Bác khóc khi thấy Bác chỉ áo nâu, quần đùi ngồi đọc sách... Họ bảo: Lãnh tụ thế này thì nhân dân Việt Nam nhất định thắng.

Hồi kháng chiến chống Mỹ, Trung ương có làm hầm cho Bác nhưng Bác không ở. Bác bảo để chỗ đó cho các đồng chí Trung ương họp trú. Bác bảo xin một mũ quân sự làm mũ phòng không. Bản thân Bác không thích dùng quạt máy mà Bác dùng quạt giấy.

Chiếc quạt Bác dùng đã hơn mười năm, mỗi lần gãy nan, Bác lại buộc. Ðến lần thứ tư Bác xin băng dính của y tá buộc lại. Chiếc quạt nay vẫn còn trong bảo tàng Hồ Chí Minh. Cái quạt lá gồi vẫn còn cho đến khi Bác mất. Cái áo bông Bác đã vá lại ba lần, nay còn trong bảo tàng.

Bác cũng không dùng lò sưởi điện ngoài lúc tiếp khách. Bác cho quay hướng lò sưởi điện về chỗ đồng chí công an gác. Một lần vào lúc 7 giờ sáng, Bác đi qua khu nhà ủy ban bên đường Phan Ðình Phùng thấy đèn còn sáng, Bác bảo tắt điện, chờ điện tắt rồi mới cho đánh xe đi.

Bác trồng cam Xã Ðoài, bưởi, một số cây rau thơm, ớt, hàng râm bụt, bốn, năm cây dừa. Bác tự trồng cam, tự lấy quả để biếu cho các đồng chí khi họp cuối năm và chia đều cho mọi người.

Ðàn cá rô-phi, cứ 5 giờ chiều lại nhớ Bác cho ăn thành quen. Bác dùng cá trong hồ làm quà tặng cả các đồng chí nước ngoài, biếu các đồng chí Triều Tiên. Mỗi khi đi vắng, Bác dặn anh em phục vụ ở nhà nhớ cho cá ăn.

Thói quen ăn uống của Bác khá đặc biệt, có tổ chức, dứt khoát, nghiêm chỉnh với chính mình. Sáng ba bát, chiều hai bát hoặc thêm một thìa là đủ.

Dù ốm hay là lúc ngon miệng nhất, Bác cũng không ăn quá. Bác thích những món ăn dân tộc: quả cà Nghệ, chanh, ớt, rau thơm. Bác ăn độn như mọi người, anh em bảo Bác đã có tuổi nên ăn sao cho đủ sức khỏe, Bác vẫn không nghe.

Bác dùng đủ thức ăn đã dọn, không bỏ phí, cho vui lòng người phục vụ, món nào không dùng thì để nguyên chứ không đụng đũa. Bác thường đợi đồng chí Thủ tướng Phạm Văn Ðồng ăn cùng, tự dọn bàn ăn khi ăn xong. Ðồng chí Thủ tướng cũng đã học Bác tác phong này. Ði ra nước ngoài cũng vậy, Bác yêu cầu mọi người ăn đủ no, hết từng món không được để thừa mứa.

Phương châm rèn luyện tác phong và thể dục, thể thao

Bác nói những điều rất đơn giản với anh em trong chi bộ: Cái gì cũng do quen. Cái khó khăn là cái chưa quen. Cứ làm cho quen rồi cứ thế mà tiến lên mãi. Khó là vì chưa quen, quen rồi không khó nữa.

Ðến 60 tuổi, Bác vẫn nhảy cao 1m20. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, Bác trồng hàng rào râm bụt trước cửa nhà để ai ra vào cổng cũng đều phải nhảy qua. Bác có hòn đá nắm tay để rèn luyện gân tay chođến tháng cuối cùng. Hai hòn đá này Bác chọn ở Liên Xô và Trung Quốc. Bác kể, thói quen này có từ 60 năm trước khi Bác làm bồi bàn.

Hồi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai sang thăm, Bác có nhờ Trung Quốc cử một chuyên gia thái cực quyền. Sau đó, nước bạn đã cử người sang. Người tập đều đặn hai buổi ngày. Những buổi sáng mùa đông, khi sương mù phủ dày mặt hồ, Bác vẫn tập đều đặn. Cùng tập thái cực quyền với Bác còn một số người khác. Hai năm sau, các đồng chí ấy quên hết, chỉ riêng Bác còn nhớ và luyện tập thường xuyên.

Ngoài thể dục, thể thao, tập thái cực quyền, Bác còn đi bộ hằng ngày, ném bóng. Những năm về già, Bác dùng 20 quả bóng quần vợt ném vào cái sọt cách xa 6 m. Có hôm Bác ốm, bác sĩ cố ý đẩy lùi cự ly lại, Bác phát hiện ra và bắt để lại đúng chỗ. Mỗi khi quả bóng ném trúng sọt, Bác rất vui, có khi đạt 16/20 quả một ngày.

Sau mỗi buổi tập, Bác tự thay áo, tự dùng quạt nan để quạt lấy. Không bao giờ Bác để một đồng chí nào đứng trước mặt báo cáo công việc, Bác yêu cầu cùng ngồi nói chuyện thân tình như cha con, anh em.

Bác học ngoại ngữ bằng cách viết lên cánh tay những chữ cần học trong ngày. Học xong, hôm sau xóa đi viết tiếp. Bác bảo, "Bác đã học như thế ngay khi còn làm bồi bàn trên tàu, nay các chú có đủ điều kiện mà sao không chịu học?". Những năm tháng cuối đời, Người thường nói: "Phải tự lực, cái gì ỷ lại cũng thành quen, lười là không làm thêm gì được".

Bác sống với anh chị em trong cơ quan đầy tình thương yêu, bảo ban mọi người dẫu chức vụ cao thấp đều như nhau, không phân biệt. Bác không bao giờ cáu gắt nặng lời với ai nhưng rất nghiêm khắc. Bác luôn cặn kẽ tìm ra nguyên nhân của vấn đề để rút kinh nghiệm.

Có đồng chí bảo vệ tuy đã có vợ nhưng lại dán ảnh cô văn công ở đầu giường. Bác nhìn thấy và hỏi: "Ảnh thím ấy phải không?". Ðồng chí bảo vệ thật thà nói đó là ảnh cô văn công. Bác ôn tồn hỏi: "Nếu thím ở nhà cũng treo ảnh một thanh niên khác thì chú nghĩ sao?".

Sau khi nghe Bác hỏi vậy, anh này phải cất ảnh đó ngay. Bác lo lắng đến cả giấc ngủ, giờ nghỉ trưa của anh em. Từ 11 giờ 30 đến 2 giờ chiều là nghỉ trưa, Bác đi trên đường rải cuội mà tịnh không có tiếng động. Ði đâu về Bác cũng có quà và san sẻ đều cho tất cả mọi người.

Tháng 5-1969, đồng chí Trần Bửu Kiếm gửi từ Paris một hộp kẹo về biếu Bác. Bác chia đều cho tất cả. Bác thường nói: Không sợ nghèo, chỉ sợ không công bằng. Không sợ thiếu, chỉ sợ lòng dân không yên.

TO CHUC GIAO LUU

Tổ chức giao lưu

Giao lưu là sự tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi qua lại giữa hai hay nhiều đơn vị với nhau nhằm học tập, giải trí, hiểu biết lẫn nhau…, tăng cường hơn nữa mối đoàn kết hữu nghị giữa các đơn vị.
Giao lưu có rất nhiều hình thức thể hiện như: thông qua một kỳ trại, một buổi đấu bóng đá, bóng chuyền… một buổi hội thảo, trao đổi.
Riêng bài này chỉ nhằm giới thiệu giao lưu là một hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ, loại hình mà hiện nay ở các cơ sở Đoàn – Hội thường hay tổ chức.
A. Công tác chuẩn bị:
Để chương trình giao lưu diễn ra suôn sẻ và thành công như ý định, trong chuẩn bị cần nắm chắc các ý sau:
1. Mục đích yêu cầu của cuộc giao lưu:
Do xuất phát từ khái niệm giao lưu nên người tổ chức cần xem đây là dịp thực hiện các chức năng cụ thể của tổ chức mình.
¨ Chức năng giáo dục và rèn luyện:
Ví dụ: Thông qua giao lưu, bằng hình thức thi tìm hiểu, hái hoa dân chủ, tái hiện lịch sử… ta có thể lồng vào các nội dung tìm hiểu về Đảng, Đoàn, Bác Hồ, về kiến thức chung, về phong tục tập quán của một địa phương, hay đơn vị cụ thể nào đó…
¨ Chức năng giải trí, vui chơi:
Ví dụ: Thông qua giao lưu, ta có thể lồng vào các hình thức: hát, kể chuyện, trò chơi sinh hoạt… tự tìm hiểu các mô hình hoạt động hay để học tập, tạo cho các thành viên trong đơn vị tính dạn dĩ, lòng tự tin, tự chủ khi có dịp xuất hiện trước đám đông…
2. Đối tượng cuộc giao lưu
Về đối tượng ta nên nắm cụ thể: số lượng bao nhiêu? Thành phần nào? Chia bao nhiêu tổ, toán? Chia theo từng đơn vị hay pha trộn nhiều đơn vị thành 1 tổ? Số lượng nam nữ có tương đồng không? Nam nhiều hay nữ nhiều? Tuổi? Đặc biệt là trình độ kỹ năng tổ chức hoạt động của các lực lượng có tương đồng hay không? Đây là điều quan trọng vì rất nhiều chương trình giao lưu không thành công bởi xuất phát từ đối tượng không tương đồng về ngành nghề, tuổi tác, số lượng…
3. Thời gian giao lưu:
Nên nắm tổng thể thời gian có được là bao lâu: 2 giờ, 4 giờ, 1 ngày, 2 ngày…? Theo nguyên tắc hoạt động thì thời gian càng nhiều cường độ hoạt động càng ít. Thời gian có được của cuộc giao lưu là ngày hay đêm? Nếu là ngày thì nên xen vào các loại hình thể dục, thể thao, tham quan ngắm cảnh… nếu là đêm thì nên có các loại hình văn hóa, văn nghệ… phân bổ thời gian cần lưu ý các sinh hoạt khác như ăn uống, ngủ nghỉ, các sinh hoạt cá nhân.
4. Địa điểm giao lưu:
Có bao nhiêu địa điểm cần sử dụng, địa điểm trong phòng hay ngoài trời? Chỗ ngồi cho người tham gia thế nào? Âm thanh, ánh sáng? Trang trí? Thời tiết lúc giao lưu diễn ra? Có gì thuận lợi cần phát huy, có gì khó khăn cần khắc phục?
5. Hình thức qui mô cuộc giao lưu:
Hình thức, qui mô cuộc giao lưu thể hiện ở nhiều góc độ: từ đầu đến cuối cuộc giao lưu; từ nội dung, hình thức thể hiện, đến số lượng người tham gia lẫn đại biểu đến dự.
Thí dụ: Đêm giao lưu sẽ có diễn văn nghệ, vậy trong văn nghệ đó người diễn có tập dợt nhiều không hay chỉ là xử lý tình huống? Dàn âm thanh ánh sáng được chuẩn bị như thế nào? Có chụp ảnh, quay phim? Có đại biểu dự nhiều không? Khán giả là ai? Số lượng…?
6. Nội dung cuộc giao lưu:
Nội dung nào để giáo dục? Rèn luyện? Giải trí? Làm quen? Để chúc mừng? Để tự thể hiện mình? Hình thức nào thể hiện các nội dung đó? Hình thức có phù hợp với đối tượng?
7. Phương tiện phục vụ cho cuộc giao lưu:
- Phục vụ cho ăn, ngủ nghỉ, đi lại (nếu có).
- Phục vụ cho các hoạt động: âm thanh, ánh sáng, bàn ghế, hội trường, nước uống, trang trí, đàn, máy ảnh.
- Phục vụ cho các nội dung: vật dụng trò chơi, câu hỏi, đáp án, bảng điểm,…
- Quà thưởng, quà lưu niệm…
8. Ban tổ chức cuộc giao lưu:
Dự kiến ban tổ chức bao nhiêu người? Thành phần gồm có ai? Chia bao nhiêu bộ phận? Phân công nhiệm vụ gì cho mỗi bộ phận và cá nhân?...
Cần phối hợp chặt với đơn vị giao lưu để cùng thỏa thuận, để chuẩn bị tốt các nội dung trên. Tránh tự ý đề ra nội dung sau đó buộc các đơn vị bạn phải theo ý định của riêng đơn vị mình.
B.Lên chương trình chi tiết cuộc giao lưu:
Từ các ý đã chuẩn bị của phần (A) ta cần cụ thể hóa thành chương trình chi tiết sau:
Chương trình chi tiết:
I. Mục đích yêu cầu cuộc giao lưu: (nêu cụ thể ra thành 2 nội dung: mục đích, yêu cầu).
II. Nội dung và hình thức cuộc giao lưu: (nêu cụ thể các nội dung có được, các hình thức thể hiện cụ thể qui mô dự định diễn ra…).
III. Thời gian, địa điểm, nhân sự: (nêu rõ thời gian tổng thể, địa điểm ở đâu? Bao nhiêu địa điểm? Tổng số nhân sự tham gia? Chia bao nhiêu tổ?).
IV. Chương trình chi tiết:
Khai mạc
1. Tập hợp lực lượng: (cần nhanh gọn để tạo ra khí thế phấn khởi ban đầu cho cuộc giao lưu).
Một số hình thức tập hợp lực lượng được sử dụng nhiều như:
- Nếu giao lưu trong hội trường: trước khi diễn ra, đơn vị chủ nhà nên có mặt trước, khi đơn vị bạn tiến vào hội trường sẽ đón bằng cách hô băng reo, sau đó là các bài hát tập thể chào mừng (Mừng anh, Nụ cười hồng, Bốn phương trời…).
- Nếu giao lưu ở ngoài sân: đơn vị chủ nhà nên tổ chức chơi một số trò chơi để tạo không khí vui tươi, sau đó có thể dùng các bài hát chào mừng, hát sinh hoạt tạo thành liên khúc để mọi người trong vòng tròn tạo nên đội hình rồng rắn mời gọi các thành viên của đơn vị bạn gia nhập vòng tròn.
- Nếu muốn “pha trộn” lực lượng các đơn vị giao lưu, trước khi vào vị trí ta nên tổ chức trò chơi “ghép tim”.
- Nếu muốn tạo sự tự nhiên trước khi giao lưu có thể chơi một số trò chơi khác như: nhảy sạp vào hội trường (ai nhảy không đúng mời ra nhảy lại), đường lên thiên đàng (đi vào lối có đèn để “được” Ban tổ chức thị thực bằng các hành động hài hước vẽ mặt, bôi lọ…).
- Nếu muốn tạo khí thế vui khỏe thì tổ chức diễu hành, có lời giới thiệu khi từng đơn vị tiến vào hội trường.
2. Tuyên bố lý do:
Tùy theo tính chất từng cuộc giao lưu có thể nói nghiêm túc hoặc nhẹ nhàng, vui tươi dí dỏm. Tuyên bố nên ngắn gọn, súc tích xoay quanh các ý sau:
- Lập lại mục đích ý nghĩa được giao lưu.
- Tinh thần đoàn kết và hữu nghị các đơn vị.
- Tin tưởng cuộc giao lưu sẽ thành công.
3. Giới thiệu đại biểu:
Giới thiệu đại biểu trong giao lưu có nhiều hình thức; nếu để tạo tính nghiêm túc thì đơn vị chủ nhà có thể đảm nhiệm cả các thủ tục khai mạc, nội dung, bế mạc, trong đó có giới thiệu đại biểu. Nếu để tạo sự gần gũi thân mật giữa các đơn vị thì có thể bố trí tại đơn vị nào giới thiệu người tham gia lãnh đạo đoàn, đại biểu của đơn vị mình… Trong giới thiệu đại biểu nên:
- Giới thiệu đại biểu cấp cao trước.
- Giới thiệu đại biểu là khách trước, chủ nhà sau.
Lưu ý:
- Đừng quên giới thiệu lực lượng tham gia.
- Được giới thiệu đại biểu bổ sung (khi đại biểu đến trễ hoặc do ta sai sót).
4. Thông qua chương trình:
- Thông qua tổng thể các nội dung của chương trình để mọi người theo dõi.
- Nên sơ nét cách chơi, luật chơi… của các nội dung dự kiến
5. Giới thiệu ban giám khảo, thư ký, người dẫn chương trình:
- Thành phần Ban giám khảo gồm: chánh chủ khảo, các thành viên.
- Thư ký: từ 1 – 2 người.
- Người dẫn chương trình: từ 1 – 2 người.
Lưu ý:
· Ở Ban giám khảo nên cơ cấu có đại diện các đơn vị tham gia giao lưu, chọn người am hiểu các nội dung, có thời gian dự xuyên suốt và không vướng bận các nội dung khác để chấm điểm chính xác (có tham khảo trước khi công bố).
· Ở người dẫn chương trình: nên chọn người am hiểu công việc này.
Vào chương trình
Cần lưu ý các việc sau đây:
· Thứ tự các nội dung, tiết mục, sau khi hội ý xong cần ghi cụ thể để tránh nhầm lẫn, bỏ sót.
· Về bố trí tiết mục: nên xen kẽ nhau để các đơn vị được lần lượt xuất hiện trước mọi người.
· Cần tạo cao trào cho phần mở màn và kết thúc. Ví dụ: tốp ca, đồng ca, hợp ca thường đóng vai trò mở màn, đơn ca, thơ, kể chuyện, ca cổ, hái hoa… giữa chương trình. Kịch, múa, thời trang, tái hiện lịch sử truyền thống, khiêu vũ, nhảy sạp, múa tập thể… ở phần kết thúc.
· Tùy tình hình cuộc giao lưu co thể thêm vào một số nội dung khác như trò chơi nhỏ, hát phục vụ đại biểu, phóng vấn…
Bế mạc
Đây là phần cuối của toàn bộ chương trình giao lưu nên cần tạo cao trào để kết thúc. Bế mạc thường gồm có các phần sau:
· Tạo không khí vui nhộn bằng các loại trò chơi trong phòng (đây cũng là thời điểm Ban giám khảo và thư ký hội ý để cho ra kết quả thi đua trong lúc giao lưu…).
· Công bố kết quả đạt được. Lúc công bố có thể nêu kết quả thấp trước cao sau để tạo thêm phần hồi hộp cho khán giả.
· Phát thưởng: phần này có tính đến từng đợt phát, mỗi đợt dự kiến mời đại biểu nào trao, ai làm công tác hậu cần.
· Phát biểu của đại diện đơn vị bạn, đơn vị chủ nhà nên phát biểu sau kèm luôn lời kết thúc.
· Phát biểu kết thúc của Ban tổ chức hoặc người dẫn chương trình (nếu cần).
· Thủ tục chia tay (có thể hát một loạt các bài hát chia tay, cũng có thể cử đại diện lần lượt bắt tay tiễn khách…).
C.Một số công việc khác:
1. Lập và phân công Ban tổ chức:
Lập cho được ban tổ chức với thành phần gồm:
J Trưởng ban: phụ trách chung, có thể kèm thêm một số việc.
J Phó ban: phụ trách hoạt động hoặc nội dung. Chuyên tổ chức các nội dung hoạt động chính trong giao lưu.
J Phó ban: phụ trách hậu cần, chuyên lo trang trí, nuớc uống, âm thanh…
J Một số ủy viên khác chuyên lo từng nội dung nhỏ như văn nghệ, trò chơi, âm thanh, ánh sáng, tiếp tân…
Lực lượng tham gia Ban tổ chức nên chọn:
· Từ trong nội bộ các đơn vị giao lưu.
· Chọn những người am hiểu công việc, nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm tổ chức.
Sau khi có Ban tổ chức nên có họp phân công công việc cụ thể theo khả năng từng người.
2. Có chế độ kiểm tra công việc:
Từng công việc chuẩn bị có ảnh hưởng lớn đến thành bại của cuộc giao lưu nên cần kiểm tra kỹ từng nội dung: từ hậu cần, kịch bản chi tiết đến văn nghệ phục vụ…
3. Dự trù kinh phí:
Lên kinh phí chi tiết cho từng công việc.
Các vật dụng mượn phải bảo quản tốt để trả lại, các vật dụng mua phải có chứng từ rõ ràng để quyết toán.
Nên dự trù từ bộ phận, sau đó tổng hợp chung lại.
Kinh phí có thể đơn vị đăng cai lo hoặc những đơn vị tham dự hỗ trợ trên tinh thần cùng thỏa thuận.
Các điều cần lưu ý khi tổ chức giao lưu:
1. Toàn bộ chương trình (kể cả kịch bản chi tiết) phải được thông qua cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trong lúc giao lưu, tác phong, ngôn phong, thái độ… của từng thành viên có ảnh hưởng rất lớn đến khía cạnh ngoại giao nên cần nhắc nhở các thành viên phải hết sức thận trọng.
3. Các giờ giấc đề ra trong giao lưu cần thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến không khí, tinh thần của cuộc giao lưu. Nhiều chương trình thất bại do thực hiện giờ giấc không đúng.
4. Thật linh động và chủ động điều chỉnh các nội dung khi thấy tình hình diễn biến không phù hợp như: mưa gió bất thường, các tiết mục không hay mà lại quá nhiều, mọi người bỏ ra ngoài hoặc sinh hoạt việc riêng nhiều, không khí trầm quá cần có nội dung khác sinh động hơn…
5. Trước khi kết thúc cần tạo cao trào, tạo ấn tuợng tốt khi chia tay để có lần giao lưu khác.
6. Đừng quên trang trí cho hình thức của buổi giao lưu như phông màn, bình hoa, hoa rời để tặng, chổ ngồi đại biểu… vì nó góp phần không nhỏ vào thành công của buổi lễ.
7. Người dẫn chương trình có vai trò rất quan trọng, cần chọn người có khả năng sinh hoạt tập thể, hát, tổ chức trò chơi, có tính hài hước, có uy tín để lôi cuốn mọi người tham gia.
Giao lưu là một hoạt động rất cần cần thiết và bổ ích cho công tác thanh niên। Tổ chức thành công mỗi cuộc giao lưu vừa là tạo sân chơi tốt cho thanh niên, đồng thời, góp phần giáo dục nhân cách và mở rộng vòng tay bè bạn.
(Sưu tầm )