Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2007

LICH SU - DIA LI VINH LONG

Lịch sử
Vĩnh Long ngày nay là một phần của Long Hồ dinh, được hình thành từ năm 1732, bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một phần của Cần Thơ.
Theo sử sách: Năm 1732,
Chúa Nguyễn thứ bảy là Ninh vương Nguyễn Phúc Trú (1696-1738) đã lập ở phía nam dinh Phiên Trấn đơn vị hành chính mới là dinh Long Hồ, châu Định Viễn, tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Lỵ sở của dinh Long Hồ lúc mới thành lập đóng ở thôn An Bình Đông, huyện Kiến Đăng, được gọi là đình Cái Bè. Đến năm Đinh Sửu (1757) thì chuyển đến xứ Tầm Bào (thuộc địa phận thôn Long Hồ, nay là thị xã Vĩnh Long). Thành Long Hồ được xây dựng tại xứ Tầm Bào là thủ phủ của một vùng rộng lớn.
Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này. Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình,
cải lương...
Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành xưa Long Hồ được xây dựng năm 1813, miếu Công thần, đình Tân Giai, đình Tân Hoà. Đặc biệt là Văn Xương các ở thị xã Vĩnh Long (dân địa phương còn gọi phổ biến với một tên khác là Đền Văn Thánh hay Văn Thánh Miếu) do đốc học Nguyễn Thông (người gốc Phan Thiết), hai con người trai của nhà văn, nhà thơ Nguyễn Thông là Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh đã sáng lập nên
trường Dục Thanh trong khuôn viên đất nhà của ông ở Phan Thiết. (Trường Dục Thanh là nơi Cố Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã từng dạy học ở Phan Thiết.) Đây được coi là tao đàn văn học của sĩ phu Nam bộ trong thời kỳ thực dân Pháp xâm chiếm Nam kỳ lục tỉnh.
Nhờ đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc, việc buôn bán thông thương phát đạt, địa thế trung tâm…, dinh Long Hồ trở thành một trung tâm quan trọng thời bấy giờ. Để bảo đảm an ninh quốc gia, chúa Nguyễn đã thiết lập ở đây nhiều đồn binh như Vũng Liêm, Trà Ôn... Đến giữa thế kỷ 18, dinh Long Hồ là thủ phủ của vùng đất phía nam và là đại bản doanh của quân đội nhà Nguyễn có nhiệm vụ phòng thủ, ổn định và bảo vệ đất nước. Sử cũ còn ghi: Vào năm Canh Dần 1770, tại vùng đất này, lưu thủ dinh Long Hồ đã chặn đánh tan tác quân Xiêm La do Chiêu Khoa Liên cầm quân, tiêu diệt 300 tên địch, làm tan vỡ âm mưu xâm chiếm nước Việt của chúng. Nơi đây cũng từng diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh. Năm 1784, tại sông Mang Thít (Vĩnh Long) nghĩa quân Tây Sơn do
Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh bại liên quân Xiêm La do Nguyễn Ánh cầu viện.
Năm 1976, Vĩnh Long đã sáp nhập với Trà Vinh thành tỉnh
Cửu Long, đến năm 1991 lại tách ra thành hai tỉnh riêng như cũ.
Vĩnh Long ngày nay là tỉnh bản lề nối liền miền Tây với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Ðông Nam Bộ, nằm trọn trong lưu vực hai con sông lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long là Sông Tiền và Sông Hậu với hệ thống sông rạch phong phú. Quốc lộ 1A về miền Tây qua Vĩnh Long đã nâng cấp xong, cầu Mỹ Thuận đã đưa vào sử dụng và sắp tới cầu Cần Thơ sẽ được khởi công xây dựng. Vì thế, giao thông thủy bộ của Vĩnh Long rất thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, trao đổi nguyên liệu và hàng hóa với cả nước.
Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, với dân số trên 1 triệu người, gồm các dân tộc kinh, Khmer và Hoa cùng làm ăn, sinh sống trên một diện tích 147.500 ha. Vĩnh Long ngày nay là một phần của Long Hồ dinh, được hình thành từ năm 1732, bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một phần của Cần Thơ.
Long Hồ Dinh xưa nay là vùng đất quan trọng của những bậc tiền nhân đi khai phá, mở mang đất Phương Nam là “địa linh nhân kiệt” đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước, trong đó có cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, cựu Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, viện sĩ giáo sư Phạm Quang Lễ (Trần Ðại Nghĩa)…
Vĩnh Long ngày nay là tỉnh bản lề nối liền miền Tây với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Ðông Nam Bộ, nằm trọn trong lưu vực hai con sông lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long là Sông Tiền và Sông Hậu với hệ thống sông rạch phong phú. Quốc lộ 1A về miền Tây qua Vĩnh Long đã nâng cấp xong, cầu Mỹ Thuận đã đưa vào sử dụng và sắp tới cầu Cần Thơ sẽ được khởi công xây dựng. Vì thế, giao thông thủy bộ của Vĩnh Long rất thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, trao đổi nguyên liệu và hàng hóa với cả nước. Tiếp giáp với các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, Ðồng Tháp, Bến Tre và Trà Vinh, nên Vĩnh Long trở thành trung tâm của vùng nông sản và thủy sản dồi dào nhất khu vực miền Tây Nam Bộ. Hầu hết diện tích của tỉnh có nước ngọt quanh năm và hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa của Sông Tiền và Sông Hậu, đất đai rất màu mỡ, khí hậu ôn hòa, thích hợp cho các cây trồng đặc sản như: bưởi Năm Roi, cam, quýt, nhãn, xoài, chôm chôm…, cùng những loại thuỷ sản nước ngọt như: tôm càng xanh, cá ba sa, cá tra…
Tĩnh Long còn được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như : gạch ngói, gốm sứ, chầm nón, thêu đan, dệt chiếu … mà sản phẩm đã có mặt nhiều nơi trên thế giới, kể cả những thị trường khó tính. Nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí và tay nghề cao, tiếp thu nhanh những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến, người dân có truyền thống đoàn kết, cần cù và sáng tạo. Xuất phát từ vị trí địa lý và những lợi thế của mình, xưa nay, Vĩnh Long là một trong những trung tâm đào tạo nhân lực ở đồng bằng sông Cửu Long – có hệ thống trường phổ thông chất lượng và có mạng lưới trường đào tạo chuyên nghiệp từ trung cấp đến đại học.
Địa lý
Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, giáp các tỉnh
Tiền Giang, Đồng Tháp về phía bắc, Bến Tre về phía đông, Trà Vinh về phía đông nam, Hậu Giang, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ về phía tây và nam.
Sông, rạch chằng chịt, cù lao nhiều, phù sa màu mỡ, rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Vĩnh Long cách TP. Hồ Chí Minh 145Km theo đường quốc lộ 1, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp Tỉnh Cần Thơ và Ðồng Tháp, phía Ðông giáp tỉnh Trà Vinh , diện tích 1.478Km2 . Vĩnh Long nằm giữa 2 nhánh của sông Cửu Long là Sông Tiền và Sông Hậu, trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A đi ngang qua. Ðây là cầu nối quan trọng giữa hai trung tâm kinh tế TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ. ĐỊA HÌNH Ðịa hình tương đối bằng phẳng, cao ở hai bên giáp sông và thấp dần và phía trung tâm, độ cao trung bình từ 0,75 – 1m so với mặt biển. KHÍ HẬU Do nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nhiệt đới gió mùa nên có khí hậu hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa hàng năm từ 1300 – 1500mm kéo dài từ tháng 04 đến tháng 11 dương lịch, tập trung nhiều nhất từ tháng 08 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 270C, độ ẩm không khí 81 – 82%, tốc độ gió 2,6m/giây. Là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long nhưng ít chịu ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt. Do vậy sản xuất và đời sống có phần thuận lợi hơn các tỉnh trong khu vực .TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ NƯỚC Vĩnh Long cách biển Ðông gần 200Km, nên hầu như không có nước mặn. Toàn tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông thông qua hai sông chính là Sông Tiền, Sông Hậu và được nối liền bởi Sông Mang Thít. Hàng năm một lượng lớn phù sa của Sông Tiền và Sông Hậu bồi đắp nên đất đai màu mỡ thích hợp cho các loại cây trồng. Nhóm đất phù sa chiếm 30,29% diện tích đất tự nhiên, tập trung nhiều ở huyện Trà Ôn, Vũng Liêm, Bình Minh và một phần của hai huyện Long Hồ và Tam Bình. Ðây là vùng đất thuận lợi cho việc trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích đất sử dụng vào các ngành kinh tế khác nhau của tỉnh là 147.204,84ha. Trong đó diện tích đất dùng vào sản xuất nông nghiệp 119.135ha. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Chủ yếu là cát sông với trữ lượng khoảng 143 triệu m3 phân bố nhiều ở khu vực sông Cổ Chiên và đất sét trữ lượng khoảng 92 triệu m3 , nằm ở vùng ven thị xã Vĩnh Long và huyện Long Hồ, Mang Thít Ðây là loại đất thích hợp làm nguyên liệu sản xuất đồ gốm, gạch ngói. Từ đất sét Vĩnh Long đã có những sản phẩm gốm mỹ nghệ xuất khẩu sang các nước Châu Âu và thế giới.
Điều kiện xã hội
D ân số Vĩnh Long là một cộng đồng dân tộc gồm người Việt, người Khme và người Hoa… Các dân tộc đã có truyền thống đoàn kết gắn bó với nhau trong quá trình lịch sử khai phá, chống thiên tai, ác thú và ngoại xâm, xây dựng cải tạo mảnh đất Vĩnh Long thành trù phú. Cư dân sống xen kẽ trong các làng xã, xóm ấp, phum sóc, việc cưới vợ, gả chồng giữa ba dân tộc là một tập quán bình thường. D ân cư Vĩnh Long cũng như dân cư ở những địa phương khác của Nam bộ có nguồn gốc từ những người nông dân Việt, Khme, Hoa không chịu nổi ách bóc lột của chế độ phong kiến ở thế kỷ 17, 18 đã theo dòng sông Cửu Long và biển Ðông đến vùng đất này sinh cơ lập nghiệp. Vai trò của họ đối với việc khai hoang lập ấp rất lớn. Ðó là những trang sử chói ngời về sự lao động cần cù, dũng cảm đọ sức với ác thú, thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt.
N gày nay nếp sống sinh hoạt và tập tục vẫn giữ được các nét sinh hoạt của ngày xưa, thời đi mở đất. Ðó là các tập tục của nhiều dân tộc, nhiều miền quê khác nhau hòa quyện với phong thổ nơi đây. Mỗi người ở các miền quê khác nhau khi đến đây chắc sẽ ngạc nhiên vì tìm thấy không nhiều thì ít các nét sinh hoạt, nếp sống của quê hương mình.
S inh hoạt văn hoá trên địa bàn tỉnh khá phong phú và đa dạng. Bên cạnh các lễ hội dân gian còn có các lễ hội của các đình chùa. Các di tích lịch sử, công trình văn hoá được duy trì và bảo quản tốt. Ðến nay trên địa bàn tỉnh đã có 9 di tích lịch sử và văn hoá được Bộ Văn hoá công nhận và xếp hạng. Mạng lưới phát thanh và truyền hình phủ sóng trên toàn tỉnh và đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí của nhân dân.Kinh tế
Vĩnh Long là tỉnh trồng lúa và cây ăn quả, theo mô hình chung trong khu vực.
Toàn tỉnh có 119.000 hectare đất nông nghiệp, sản lượng lương thực hàng năm ổn định khoảng 950.000 tấn. Khoảng 90% hộ gia đình trong tỉnh làm nghề nông.
GDP/người: 300 USD (tương đương: 4.262.000 đồng) (năm 2000)
Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng cách thị xã Vĩnh Long khoảng 4 km, khu tưởng niệm này khá khang trang, tọa lạc bên đường quốc lộ 53. Khu tưởng niệm rộng 3,2 ha gồm: nhà lễ tân, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày. Ngoài ra, còn có ba hạng mục ngoài trời được phục chế theo tỷ lệ 1/1, gồm: phòng biệt giam ông tại Côn Đảo, ngôi nhà làm việc của ông tại căn cứ Trung ương cục miền Nam (Tây Ninh) và căn phòng làm việc của ông tại số 72 Phan Đình Phùng, Hà Nội. Hàng ngày, khu tưởng niệm đón khá nhiều khách đến viếng. Trong khu tưởng niệm có đặt bức tượng bán thân của ông trong điện thờ. Hai bên là hai bức phù điêu ghi lại lời phát biểu của ông.
T rên địa bàn tỉnh ngày càng có thêm nhiều công viên đẹp, thu hút đông đảo người đến vui chơi, giải trí và giao lưu văn hoá.
Nguời Vĩnh Long
Long Hồ Dinh xưa nay là vùng đất quan trọng của những bậc tiền nhân đi khai phá, mở mang đất Phương Nam là “địa linh nhân kiệt” đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước, trong đó có cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, cựu Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, viện sĩ giáo sư Phạm Quang Lễ (Trần Ðại Nghĩa)…
Viện sĩ Trần Đại Nghĩa
Ngoài truyền thống lịch sử, Vĩnh Long còn là nơi hội tụ anh hào. Nhiều danh nhân được sinh ra ở đây. Tiêu biểu có: nhà nghiên cứu văn hóa
Trương Vĩnh Ký, Bùi Hữu Nghĩa, anh em Phan Tôn, Phan Liêm... Giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa, Phan Văn Đáng - nguyên Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam...
Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Phạm Hùng sinh quán tại làng Long Hồ, quận Châu Thành, nay là xã Long Phước, huyện Long Hồ. Để tưởng nhớ đến công lao của ông, nhà nước đã cho xây dựng Khu tưởng niệm Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng. Đây là một công trình rất đẹp đươc xây dựng tại xã Long Phước, cặp trục quốc lộ 53, gần cầu Ông Me.
Cựu Thủ tướng
Võ Văn Kiệt sinh quán tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm. Vũng Liêm cũng là một trong những địa phương ở miền Nam có phong trào kháng chiến trong hai thời kỳ chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ.
Trong lĩnh vực văn nghệ có:
Nữ nghệ sỹ
cải lương Lệ Thủy: quê ở huyện Bình Minh. Cô cò một giong ca đặc biệt (giọng kim pha thổ). Đoạt giải Thanh Tâm năm 1964. Được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993. Các vở tuồng để lại dấu ấn: Cây sầu riêng tr62 bông', Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu, Kiếp chồng chung, Áo cưới trước cổng chùa
Cố nghệ sỹ Út Trà Ôn: một ngôi sao sáng của bộ môn nghệ thuật cải lương. Ông sinh năm 1918 tại Trà Ôn Vĩnh Long, tên thật là Nguyễn Thành Út, mất 13 tháng 8 năm 2001. Ông đã trải qua các sân khấu lớn như: Thống nhất, Dạ Lý Hương, Thanh Minh Thanh Nga... ca khúc để đời của soạn giả Viễn Châu: Tình anh bán chiếu
Thanh Bạch: quê quán xã An Đức, huyện Long Hồ. Tốt nghiệp khoa Đạo diễn tạp kỹ Đại học Sân khấu Quốc gia tại
Moskva. Được Trung tâm kỷ lục Việt Nam Vietbook trao tặng danh hiệu Kỷ lục gia - ngưới dẫn chương trình giải trí truyền hình nhiều nhất Việt Nam; hai năm liền đoạt giải Mai Vàng Người dẫn chương trình giải trí truyền hình được yêu thích nhất của báo Người lao động; giải Cù Nèo Vàng của Báo Tuổi Trẻ Cười
Kỷ lục gia Tòng Sơn: độc tấu kèn Ắcmônica quê ở Cầu Thiềng Đức thị xã Vĩnh Long, có biệt tài vừa thổi kèn acmôrica vừa ăn chuối vừa uống bia। Năm 2007 tròn 77 tuổi vẫn đang biểu diễn tại các sân khấu như Trống Đồng hay các quán bar tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Văn Thánh Miếu
Di tích tọa lạc tại đường Trần Phú, phường 4, thị xã Vĩnh Long. Văn Thánh miếu Vĩnh Long là một công trình văn hóa mang ý nghĩa đề cao Nho giáo, là thiết chế văn hóa chính thống của nhà nước phong kiến. Trong Nam Kỳ lục tỉnh, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được nhà Nguyễn xây dựng sau cùng và còn tồn tại đến hôm nay.
Công trình Văn Thánh miếu khởi công vào ngày 10 tháng 10 năm Giáp Tý 1864 (đời Tự Đức thứ XVII), hoàn thành cuối năm Bính Dần 1866. Cổng tam quan với ba tầng mái ngói dẫn vào bên trong di tích là con đường có hai hàng sao thẳng tắp. Trên con đường này trước gian chánh điện có bia đá tạc bài văn của cụ Phan Thanh Giản trước tác. Công trình Văn Thánh Miếu Vĩnh Long gồm có Văn Miếu và Văn Xương Các. Bên trong Văn Miếu thờ Đức Khổng Tử, Tứ Phối, Thập Nhị Triết (những người học trò xuất sắc của Khổng Tử). Tả Vu, Hữu Vu thờ Thất Thập Nhị Hiền.
Bên cạnh Văn Miếu thờ Đức Khổng Tử, trong khuôn viên di tích còn có một công trình văn hóa đặc sắc làm nên diện mạo riêng của Văn Thánh miếu Vĩnh Long đó là Văn Xương Các. Văn Xương Các xây dựng bằng danh mộc, gồm hai tầng. Tầng trên thờ Văn Xương Đế Quân, gồm ba vị: Cửu Thiên Khai Hóa Văn Xương Tử Đồng Đế Quân, Cửu Thiên Tuyên Hóa Văn Xương Khôi Khoa Tinh Quân và Cửu Thiên Dương Hóa Văn Xương Kim Giáp Tinh Quân. Tầng dưới đặt khánh thờ Gia Định Xử Sĩ Sùng Đức Võ Trường Toản, Khâm Sai Đại Thần - Kinh Lược Sứ Phan Thanh Giản, cùng các vị đại thần của nhà Nguyễn. Bên cạnh các vị đại thần về sau nhân dân còn đưa vào thờ những người có công lớn trong việc bảo vệ, trùng tu Văn Thánh miếu như: ông Trương Ngọc Lang, ông Tống Hữu Định….
Hàng năm di tích có các lễ cúng Xuân Đinh, Thu Đinh. Lễ vía cụ Phan vào mùng 4,5 tháng 7 âm lịch và lễ cúng các quan đại thần và giỗ âm binh vào ngày 12,13 tháng 10 âm lịch.
Di tích lịch sử - văn hóa Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích cấp quốc gia ngày 25/3/1991.
Đình Long Thanh
Khoảng năm 1754 khi năm họ: Mai, Hồ, Mạc, Võ, Đoàn và nhiều lưu dân khác khai phá thành lập thôn Long Thanh thì ngôi đình này xây cất tại vàm Bùng Binh, ấp Hưng Long. Đầu tiên chỉ xây bằng gỗ lá. Ngày 29/11 năm Tự Đức thứ năm (mùng 8 tháng giêng năm 1853) đình Long Thanh được cấp sắc Bổn Cảnh Thành Hoàng chi thần. Mãi đến năm 1913 đình Long Thanh được tái thiết toàn bộ và chính thức được đổi hiệu là Long Thanh Miếu Võ. Nhìn tổng thể, đình Long Thanh có nhiều nóc. Giữa là chính tẩm, phía sau là nhà khách. Phía trước là võ quy và võ ca. Phía bên tả là nhà bếp. Trong chính tẩm là nơi đặt khánh thờ thần Thành Hoàng và khánh thờ Tả Hữu Ban liệt vị. Trước khánh thờ thần Thành Hoàng là hương án hội đồng thờ Quốc Tổ Hùng Vương. Trước khánh thờ Tả Hữu Ban là hương án thờ thần Bạch Mã và thần Thái Giám.
Có thể nói ít đình nào nội điện được trang hoàng nhiều bao lam, hoành phi, câu đối, long trụ,... với nét chạm tinh tế, sơn son thếp vàng rực rỡ như nơi đây. Các hương án, khánh thờ, tự khí cũng như thế. Đặc biệt trong số các loại vừa kể có bức hoành khắc bốn chữ: “Long Thanh miếu võ” rất đẹp, được đem đi triển lãm và đạt huy chương đồng tại hội chợ các nước thuộc địa năm 1922 ở Marseille (Pháp). Tấm hoành này hiện treo ở gian giữa của đình Long Thanh. Hằng năm tại đình Long Thanh có hai ngày lễ lớn: Lễ Hạ Điền ngày 10 – 11/3 âm lịch và lễ Thượng Điền ngày 16 – 17/10 âm lịch. Đình Long Thanh được bộ Văn hóa Thông tin quyết định công nhận là di tích cấp quốc gia ngày 25/3/1991. Đình Long Thanh hiện nay ở khóm B, phường 5, thị xã Vĩnh Long. Cách trung tâm thị xã Vĩnh Long 3km, bên bờ sông Long Hồ.
Tiên Châu cổ tự
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, chùa Tiên Châu do hòa thượng Huỳnh Đức Hội khai sơn. Hòa thượng Đức Hội có pháp danh Tánh Minh, đời thứ 39 phái Lâm Tế dòng Liễu Quán.
Chùa Tiên Châu ở cù lao sông Tiền thuộc làng Bình Lương và An Thành (nay là ấp Bình Lương, xã An Bình, huyện Long Hồ). Tên đầu tiên của chùa Tiên Châu là Di Đà tự. Theo truyền thuyết hai làng Bình Lương và An Thành mặc dù cách nơi đô hội không xa nhưng không khí tĩnh mịch, cây cối tươi tốt. Tại nơi đây có xóm chài lưới, nhà cửa thưa thớt. Những đêm trăng thanh gió mát, thỉnh thoảng có tiên nữ xuống trần tắm. Do đó bãi sông này được đặt tên là Bãi Tiên (Tiên Châu) hay bãi Bích Trân. Cuối thế kỷ XIX chùa Di Đà bị xuống cấp nên tín đồ Phật tử đã trùng tu ngôi chùa vào năm Kỷ Hợi 1899. Từ đó ngôi chùa có tên chính thức là Tiên Châu Tự. Di Đà tự là một đại già lam, Bãi Tiên là một thắng cảnh. Do đó, từ xưa đến nay có rất nhiều tài tử giai nhân đến ngắm cảnh, ngâm vịnh. Chùa Tiên Châu hiện nay giữ được quy mô của năm Kỷ Hợi (1899), gồm bốn nóc: tiền đường, chánh điện, trung đường và hậu tổ. Các khu vực vừa kể làm theo kiểu tứ trụ, được nới rộng theo kiểu ngang dọc nhờ các kèo đấm, kèo quyết. Bộ giàn trò bằng gỗ quý, mái ngói âm dương, xung quanh đóng vách bổ kho. Nội điện chùa Tiên Châu được trang trí đẹp đẽ. Giữa tứ trụ là một khánh thờ, bên trong tôn trí một pho tượng Phật Di Đà bằng đất sét lớn. Hai bên vách hông là khánh thờ thần Già Lam, khánh thờ Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma, Thập Điện Minh vương, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nam Tào – Bắc Đẩu, Địa Tạng, Chuẩn Đề, Hộ Pháp, Tiêu Diện Đại Sĩ. Trung đường và nhà tổ là nơi thờ các vị tổ sư tiền bối và thiện nam tín nữ đã quá vãng. Đây cũng là nơi tiếp khách nên treo rất nhiều tranh khuyến thiện và những câu đối có ý nghĩa thâm trầm. Chùa Tiên Châu được bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật ngày 12/12/1994.

Không có nhận xét nào: